Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Để phân biệt đấu giá hàng hóa thương mại và đấu giá tài sản chúng tôi dựa vào các cơ sở pháp lý sau đây:
Hiện nay, đấu giá không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Trong pháp luật đấu giá không chỉ được quy định trong luật dân sự mà còn được quy định trong luật thương mại. Chính vì thế mới đấu giá được phân biệt thành đấu giá tài sản và đấu giá hàng hóa thương mại. Vậy sự khác nhau giữa 2 loại hình đấu giá này là gì?
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: Theo quy định tại khoản 1 Điều 185 Luật Thương mại năm 2005: “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.”
Đấu giá tài sản trong dân sự: Điều 451 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: Hàng hóa bao gồm tất cả động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Đấu giá tài sản trong dân sự: Tài sản trong bán đấu giá tài sản là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật như tài sản để thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án;
Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá;
Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: thì người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá. Pháp luật thương mại quy định chủ sở hữu hàng hóa có thể tự đứng ra tổ chức đấu giá hàng hóa.
Đấu giá tài sản trong dân sự: thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu ủy quyền, người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu giá hoặc tổ chức, cá nhân có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa là chủ thể đa dạng hơn, ngoài cá nhân, tổ chức lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán tài sản thuộc sở hữu của mình, còn có chủ thể đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước địa phương, cơ quan thi hành án…
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: thì việc nộp một khoản tiền của người tham gia đấu giá là một quy định mở tùy thuộc vào yêu cầu của người tổ chức đầu giá thì người tham gia nộp khoản tiền không quá 2% giá khởi điểm của hàng hóa được đấu giá.
Đấu giá tài sản trong dân sự: thì việc nộp khoản tiền của người tham gia phải theo điều kiện bắt buộc có nghĩa là hai bên đấu giá và bên tham gia đấu giá sự thỏa thuận về khoản nộp nhưng tối thiểu là 1% và tối đa là 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá và được nộp cho tổ chức đấu giá.
Đấu giá hàng hóa trong thương mại: thì tùy thuộc vào việc người bán hàng trực tiếp tổ chức đấu giá hoặc thông qua trung tâm đấu giá mà thời hạn niêm yết việc đấu giá khác nhau. Pháp luật thương mại phân biệt hai trường hợp để xác định thời hạn ra thông báo, niêm yết đấu giá hàng hóa:
Nếu người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá thì thời hạn niêm yết việc bán đấu giá là bảy ngày làm việc trước khi bán đấu giá hàng hóa tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hóa và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá;
Nếu người tổ chức đấu giá là người bán hàng thì thời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định; tất nhiên phải tiến hành trước khi bán đấu giá hàng hóa. Về địa điểm niêm yết, pháp luật không quy định bắt buộc cụ thể trong trường hợp này
Đấu giá tài sản trong dân sự: thì thời hạn niêm yết sẽ căn cứ vào tiêu chí loại tài sản và ý chí của người có tài sản.
Theo quy định tại Điều 185 Luật thương mại 2005, Đấu giá hàng hóa trong thương mại gồm hai phương thức là: phương thức trả giá lên và phương thức đặt giá xuống. Cụ thể như sau:
Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;
Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Căn cứ theo Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu giá tài sản thì bán đấu giá tài sản thực hiện theo phương thức trả giá lên.
Chính những sự khác biệt được DauGia.Net chia sẻ ở bài viết trên có thể thấy rằng đấu giá hàng hóa thương mại và đấu giá tài sản sẽ có sự khác biệt về cả khái niệm, tài sản, phương thức,... Do đó người tham gia đấu giá cần phân biệt 2 hình thức này để tránh sự nhầm lẫn.
Hiện tại, DauGia.Net có cung cấp gói phần mềm VIP6 - Săn tài sản Đấu Giá, quý nhà đầu tư có thể tham khảo để có thể săn những gói tài sản mới nhất cho doanh nghiệp mình. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0904.634.288 hoặc email [email protected] để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.
Tác giả: Hồ Thị Linh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn