Trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật

Thứ bảy, 31 Tháng M. hai 2022 3:20 CH
Có thể nói hoạt động mua bán hàng hóa mà ở đấy người bán hàng tự mình thuê hoặc người tổ chức đấu giá sẽ thực hiện việc bán hàng hóa công khai tại một địa điểm, thời gian đã được thông báo trước với người nhà đầu tư khi tham gia đấu giá. Vậy trình tự thủ tục đấu giá hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật được thực hiện như thế nào? Bài viết hôm nay của DauGia.Net sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật

Theo Luật thương mại 2005 thủ tục, trình tự đấu giá hàng hóa sẽ tuân theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định theo các bước sau:

Bước 1: Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa

1. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

2. Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.

3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá.

Bước 2: Xác định giá khởi điểm 

1. Người bán hàng phải xác định giá khởi điểm. Trong trường hợp người tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báo cho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá.

2. Trường hợp hàng hoá đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì người nhận cầm cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm.

3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì giá khởi điểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định.

Bước 3: Thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa

1. Chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trưng bày hàng hoá và nơi đặt trụ sở của người tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 197 của Luật này.

2. Trường hợp người tổ chức đấu giá hàng hóa là người bán hàng thì thời hạn niêm yết đấu giá hàng hóa do người bán hàng tự quyết định.

Căn cứ theo Điều 197 Luật thương mại 2005: Thông báo và niêm yết đấu giá hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung sau đây:

  • Thời gian, địa điểm đấu giá;

  • Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;

  • Tên, địa chỉ của người bán hàng;

  • Danh mục hàng hoá, số lượng, chất lượng hàng hóa;

  • Giá khởi điểm;

  • Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá;

  • Địa điểm, thời gian trưng bày hàng hoá;

  • Địa điểm, thời gian tham khảo hồ sơ hàng hóa;

  • Địa điểm, thời gian đăng ký mua hàng hoá.

Trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa
Trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa

Bước 4: Đăng ký tham gia đấu giá 

1. Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người muốn tham gia đấu giá phải đăng ký tham gia trước khi bán đấu giá.

2. Người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người tham gia đấu giá nộp một khoản tiền đặt trước, nhưng không quá 2% giá khởi điểm của hàng hoá được đấu giá.

3. Trường hợp người tham gia đấu giá mua được hàng hoá bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua, nếu không mua được thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người đã nộp khoản tiền đặt trước đó ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc.

4. Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước nhưng sau đó không dự cuộc đấu giá thì người tổ chức đấu giá có quyền thu khoản tiền đặt trước đó.

Theo quy định tại Điều 198 Luật thương mại 2005 những trường hợp sau đây sẽ không được tham gia đấu giá hàng hóa: 

  • Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

  • Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó.

  • Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó.

  • Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Trưng bày hàng hóa đấu giá

Trưng bày hàng hóa, mẫu hàng hoá, tài liệu giới thiệu về hàng hoá và các thông tin cần thiết khác về hàng hóa đó phải được trưng bày tại địa điểm được thông báo từ khi niêm yết.

Bước 6: Tiến hành cuộc đấu giá

Theo Điều 201 Luật thương mại 2005 trình tự thực hiện đấu giá hàng hóa tại cuộc đấu giá sẽ được thực hiện như sau:

Người điều hành đấu giá điểm danh người đã đăng ký tham gia đấu giá hàng hoá;

2. Người điều hành đấu giá giới thiệu từng hàng hoá bán đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá;

3. Đối với phương thức trả giá lên, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác giá đã trả sau cùng cao hơn giá người trước đã trả ít nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá chỉ được công bố người mua hàng hoá bán đấu giá, nếu sau ba lần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn;

4. Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá phải công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hóa đấu giá;

5. Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải tổ chức rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm được mua là người mua hàng hoá bán đấu giá;

6. Người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá hàng hóa ngay tại cuộc đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành. Văn bản bán đấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá, có chữ ký của người điều hành đấu giá, người mua hàng và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá; đối với hàng hoá bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật thì văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng.

Bước 7: Văn bản bán đấu giá hàng hoá

1. Văn bản bán đấu giá hàng hoá là văn bản xác nhận việc mua bán. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;

b) Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;

c) Tên, địa chỉ của người bán hàng;

d) Tên, địa chỉ của người mua hàng;

đ) Thời gian, địa điểm đấu giá;

e) Hàng hoá bán đấu giá;

g) Giá đã bán;

h) Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.

2. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải được gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan.

3. Trường hợp đấu giá không thành, trong văn bản bán đấu giá hàng hoá phải nêu rõ kết quả là đấu giá không thành và phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và h khoản 1 Điều này.

Bước 8: Thanh toán tiền mua hàng hóa

Thời điểm thanh toán tiền mua hàng hóa do người tổ chức đấu giá và người mua hàng hoá đấu giá thỏa thuận; nếu không có thoả thuận thì thời điểm thanh toán tiền mua hàng hoá là thời điểm theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

Bước 9: Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa 

Theo Khoản 3 Điều 206 Luật thương mại 2005 người bán hàng và người tổ chức đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua hàng. Chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán hàng hoá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Bước 10: Thù lao dịch vụ đấu giá hàng hoá

Trường hợp không có thoả thuận về mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa thì thù lao được xác định như sau:

1. Trường hợp cuộc đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo Điều 86 của Luật này;

2. Trường hợp đấu giá không thành thì người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao quy định tại khoản 1 Điều này.

Bước 11: Chi phí liên quan đến đấu giá hàng hoá

Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người bán hàng và người tổ chức đấu giá, chi phí liên quan đến đấu giá hàng hóa được xác định như sau:

1. Người bán hàng phải chịu chi phí vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thoả thuận và chi phí bảo quản hàng hóa trong trường hợp không giao hàng hóa cho người tổ chức đấu giá bảo quản;

2. Người tổ chức đấu giá chịu chi phí bảo quản hàng hoá được giao, chi phí niêm yết, thông báo, tổ chức bán đấu giá và các chi phí có liên quan khác.

Hiện tại, đấu giá trực tuyến đang là hình thức được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong giai đoạn dịch Covid đang diễn biến phức tạp. Do đó, để có được những thông tin đấu giá hàng hóa nhanh chóng, chính xác nhà đầu tư cần lựa chọn những website đấu giá uy tín, chất lượng. Và hệ thống DauGia.Net của chúng tôi là phần mềm chuyên săn tài sản đấu giá, các thông tin được cập nhà hàng ngày, hàng giờ. Để tìm kiếm gói tài sản phù hợp nhà đầu tư chỉ cần gõ từ khóa vào ô tìm kiếm để chọn lọc các gói tài sản phù hợp. Tuy nhiên, để chủ động nhận được thông báo đấu giá hàng ngày, hàng giờ một cách nhanh chóng chúng tôi khuyên nhà đầu tư nên chọn sử dụng gói VIP6 để tạo bộ lọc riêng cho những thông báo đấu giá theo tiêu chí tìm kiếm của khách hàng.

Trong quá trình đăng ký và sử dụng phần mềm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh hỗ trợ sau:

Tác giả: Hồ Thị Linh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

gói PLP Report - Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây