Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Nghị định số 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
Cơ quan ban hành | Chính phủ | Số hiệu văn bản | 130/2013/NĐ-CP |
Thể loại | Nghị định | Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Pháp quy | Ngày ban hành | 26/10/2013 |
Ngày bắt đầu hiệu lực | 29/11/2013 |
CHÍNH PHỦ
---------- Số: 130/2013/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích,
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nghị định này quy định về:
a) Tiêu chí, danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
c) Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Trường hợp văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định riêng về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành đó.
1. Sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định là sản phẩm, dịch vụ khi đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí;
c) Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, tổ chức đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định.
2. Trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích là khoản hỗ trợ tài chính của ngân sách nhà nước theo mức cố định tính trên từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích cho nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng.
3. Mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích là phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ theo quy định của Nhà nước với chi phí hợp lý của nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng.
4. Trợ cấp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích là khoản hỗ trợ tài chính của ngân sách nhà nước cho nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước giao kế hoạch.
5. Mức trợ cấp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích là phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước với chi phí hợp lý của nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước giao kế hoạch.
6. Chi phí hợp lý của nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phù hợp theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.
7. Người có thẩm quyền là người đứng đầu (hoặc người được ủy quyền) cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
8. Bên mời thầu, cơ quan đặt hàng, cơ quan giao kế hoạch là đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch theo quy định tại Nghị định này.
1. Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trong từng thời kỳ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích.
1. Việc lựa chọn phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Đấu thầu;
b) Đặt hàng;
c) Giao kế hoạch.
2. Phương thức cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch;
b) Các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích khác thực hiện theo phương thức đặt hàng;
c) Trường hợp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích xây dựng được đơn giá, giá của sản phẩm, dịch vụ công ích và được cung ứng theo giá do Nhà nước quy định thì thực hiện theo phương thức đặt hàng. Trường hợp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích chủ yếu phải thực hiện theo khối lượng hoặc chi phí hợp lý sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, có thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí thì thực hiện theo phương thức giao kế hoạch.
3. Phương thức cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Danh mục B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này do các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Trường hợp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Chương II Nghị định này thì thực hiện theo phương thức đấu thầu.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành) và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng và ban hành các quy định về quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó phải quy định về chất lượng, quy cách, định mức thực hiện, giá, đơn giá theo quy định của Nhà nước để chủ yếu thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng.
1. Bộ quản lý ngành quyết định phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc dự toán chi của ngân sách trung ương và giao cho các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc dự toán chi của ngân sách địa phương và giao cho các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện theo quy định.
3. Tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích tổ chức đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cho các đơn vị thành viên thực hiện theo quy định.
1. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích quan trọng có tính chất quốc gia thì Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức trợ giá, trợ cấp cụ thể theo quy định.
2. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc Bộ quản lý ngành quản lý thì Bộ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quyết định mức trợ giá, trợ cấp cụ thể.
3. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì các Sở chuyên ngành xây dựng phương án trợ giá, trợ cấp gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức trợ giá, trợ cấp cụ thể.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, hướng dẫn về mức trợ giá và trợ cấp, trình tự thủ tục thực hiện trợ giá và trợ cấp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Trình tự, thủ tục trợ giá, trợ cấp thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
1. Các quyền và nghĩa vụ quy định đối với doanh nghiệp tại Luật doanh nghiệp, đối với hợp tác xã tại Luật hợp tác xã.
2. Thực hiện việc ký kết hợp đồng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật.
3. Được thanh toán theo giá hoặc phí theo hợp đồng đã ký kết hoặc theo quy định được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận.
4. Được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của Nhà nước.
5. Phải tự bù đắp chi phí theo giá trúng thầu khi tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức đấu thầu.
6. Các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch có giá tiêu thụ do Nhà nước quy định thấp hơn chi phí hợp lý được ngân sách nhà nước trợ giá, trợ cấp theo quy định.
7. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết; chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ công ích do mình sản xuất và cung ứng.
1. Được Nhà nước đầu tư đủ vốn để hình thành tài sản phục vụ mục tiêu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu của công ty về việc điều chuyển tài sản phục vụ mục tiêu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty để thực hiện mục tiêu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích ở công ty khác trong trường hợp cần thiết, nhưng không làm giảm vốn điều lệ của công ty theo quy định.
3. Có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp tài sản phục vụ mục tiêu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc quyền quản lý của công ty khi được cơ quan, tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu của công ty cho phép. Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, tài sản của công ty gắn liền với quyền sử dụng đất phục vụ mục tiêu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Được sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích ngoài kế hoạch được giao và hoạt động kinh doanh khác khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được cơ quan, tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu của công ty cho phép bằng văn bản;
b) Không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ công ích được giao;
c) Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;
d) Hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Chương 2. ĐẤU THẦU THỰC HIỆN SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
1. Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.
2. Hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt.
3. Thông tin về đấu thầu đã được đăng tải theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
4. Nội dung, danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích và dự toán được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này phê duyệt.
1. Có tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật đấu thầu.
2. Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu.
3. Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu.
4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và Điều 3 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 85/2009/NĐ-CP).
1. Đấu thầu rộng rãi
Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phải áp dụng đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này và Chương III, Chương IV Nghị định này. Khi áp dụng đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
2. Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ công ích có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, bên mời thầu phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
1. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
2. Chuẩn bị đấu thầu.
3. Tổ chức đấu thầu.
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu.
5. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
1. Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc thẩm quyền quyết định của mình.
Cơ quan, tổ chức thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kế hoạch đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Bên mời thầu chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị mình lập hồ sơ mời thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; giao cho tổ chức, cá nhân khác thuộc đơn vị mình thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân được giao lập, thẩm định các nội dung trong đấu thầu có trách nhiệm trình bên mời thầu xem xét, quyết định.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình không có đủ năng lực và kinh nghiệm, bên mời thầu tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ năng lực và kinh nghiệm để lập hoặc thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu. Trong mọi trường hợp, người có thẩm quyền, bên mời thầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Lựa chọn danh sách ngắn
Việc lựa chọn danh sách ngắn bao gồm sơ tuyển nhà thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật đấu thầu, Khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Chương III Nghị định số 85/2009/NĐ-CP và lựa chọn danh sách gồm tối thiểu năm nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để tham gia đấu thầu hạn chế theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật đấu thầu và Khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
2. Lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu
Việc lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật đấu thầu, Điều 24, Điều 25 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
3. Mời thầu
Mời thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Luật đấu thầu, Khoản 4 Điều 23 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
1. Phát hành hồ sơ mời thầu
Việc phát hành hồ sơ mời thầu (bao gồm cả việc sửa đổi và làm rõ hồ sơ mời thầu) được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 33, Điều 34 Luật đấu thầu và Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Việc tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
4. Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu
Trường hợp muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
5. Mở thầu
Việc mở thầu được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Luật đấu thầu, Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP.
Chương 3. ĐẶT HÀNG THỰC HIỆN SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
1. Các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nhận đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phải đăng ký ngành nghề kinh doanh, đăng ký hoạt động phù hợp, có đủ năng lực về tài chính, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng đặt hàng.
2. Việc đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phải theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
1. Căn cứ đặt hàng:
a) Đơn giá hoặc giá của sản phẩm, dịch vụ công ích sản xuất và cung ứng theo phương thức đặt hàng được xác định trên cơ sở áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành của Nhà nước và do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Luật giá và các văn bản pháp luật liên quan;
b) Giá tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của Nhà nước;
c) Trong trường hợp giá tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định của Nhà nước thấp hơn chi phí hợp lý được xác định tại đơn giá hoặc giá nêu tại Điểm a Khoản này thì nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức đặt hàng được trợ giá theo số lượng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã được đặt hàng.
d) Trên cơ sở dự toán được giao và đơn giá hoặc giá sản phẩm, dịch vụ công ích được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định, cơ quan đặt hàng xác định số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích để ký hợp đồng đặt hàng.
2. Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích:
Căn cứ đặc điểm của các sản phẩm, dịch vụ công ích đặt hàng, cơ quan đặt hàng ký kết hợp đồng với nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nhận đặt hàng theo các chỉ tiêu chủ yếu sau:
a) Tên sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Số lượng, khối lượng;
c) Chất lượng và quy cách;
d) Giá, đơn giá;
đ) Mức trợ giá (nếu có);
e) Số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích được trợ giá;
g) Giá trị hợp đồng;
h) Thời gian hoàn thành;
i) Giao hàng: thời gian, địa điểm, phương thức;
k) Phương thức nghiệm thu, thanh toán;
l) Trách nhiệm và nghĩa vụ giữa cơ quan đặt hàng và nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nhận đặt hàng;
m) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng và thủ tục giải quyết.
Các bên có thể thỏa thuận bổ sung một số nội dung khác trong hợp đồng nhưng không trái với quy định của pháp luật và không làm thay đổi giá, đơn giá của sản phẩm, dịch vụ công ích.
1. Nhà nước điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật; giá, đơn giá hoặc mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách tiền lương, giá nguyên nhiên vật liệu.
3. Nguyên nhân bất khả kháng theo quy định của pháp luật ảnh hưởng đến sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
1. Căn cứ thanh toán:
a) Hợp đồng đặt hàng đã được ký kết giữa cơ quan đặt hàng với nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Biên bản nghiệm thu số lượng, khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công ích hoàn thành giữa cơ quan đặt hàng với nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
c) Giá, đơn giá, mức trợ giá do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan đặt hàng, ký hợp đồng đặt hàng thực hiện thanh toán, quyết toán sản phẩm, dịch vụ công ích theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Chương 4. GIAO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
1. Căn cứ giao kế hoạch:
a) Các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích xây dựng trong kế hoạch hàng năm đã báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; năng lực về tài chính, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động của từng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích;
b) Dự toán thu, chi ngân sách do Nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
c) Kế hoạch thu phí và lệ phí (hoặc số tiền phí được để lại) trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích từ nguồn thu phí và lệ phí quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí;
d) Dự toán về chi phí hợp lý sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức giao kế hoạch được xác định trên cơ sở áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành của Nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Thời gian giao kế hoạch: cơ quan giao kế hoạch phải hoàn thành việc giao kế hoạch cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích trước ngày 31 tháng 12 của năm trước.
1. Kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích:
a) Tên sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Số lượng, khối lượng;
c) Chất lượng và quy cách;
d) Thời gian hoàn thành;
đ) Số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ được trợ cấp.
2. Kế hoạch tài chính:
a) Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Số phí thu được (hoặc số phí được để lại), chênh lệch giữa số phí thu được (hoặc số phí được để lại) với chi phí đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích từ nguồn thu phí;
c) Các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
d) Chi phí hợp lý sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
đ) Mức trợ cấp đối với sản phẩm, dịch vụ công ích có giá tiêu thụ thấp hơn chi phí hợp lý. Trường hợp doanh nghiệp không đủ lợi nhuận để trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định thì mức trợ cấp đối với sản phẩm, dịch vụ công ích bao gồm số tiền Nhà nước trợ cấp để trích 2 quỹ này.
3. Một số chỉ tiêu khác tùy theo đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.
1. Căn cứ thanh toán:
a) Quyết định giao kế hoạch của cơ quan giao kế hoạch cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích;
b) Quyết định giao kế hoạch của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích cho doanh nghiệp thành viên thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
c) Biên bản nghiệm thu số lượng, khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công ích hoàn thành giữa cơ quan giao kế hoạch và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích;
d) Chi phí hợp lý, mức trợ cấp do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định;
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan thực hiện thanh toán, quyết toán sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước giao kế hoạch bằng nguồn vốn ngân sách:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh toán, quyết toán đối với sản phẩm, dịch vụ công ích giao kế hoạch cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Bộ quản lý ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện thanh toán, quyết toán đối với sản phẩm, dịch vụ công ích giao kế hoạch cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích;
c) Tập đoàn, tổng công ty nhà nước được giao chức năng nghiệm thu và thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện các thủ tục thanh toán đối với sản phẩm, dịch vụ công ích do tập đoàn, tổng công ty nhận của Nhà nước giao cho các doanh nghiệp thành viên. Việc thanh toán, quyết toán đối với sản phẩm, dịch vụ công ích giao cho tập đoàn, tổng công ty thực hiện theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích thực hiện thanh toán, quyết toán sản phẩm, dịch vụ công ích với cơ quan giao kế hoạch theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
1. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công ích được điều chỉnh khi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép trong các trường hợp:
a) Nhà nước điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật; giá, đơn giá cấu thành chi phí hợp lý hoặc mức trợ cấp sản phẩm, dịch vụ công ích;
b) Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách tiền lương, giá nguyên nhiên vật liệu;
c) Nguyên nhân bất khả kháng theo quy định của pháp luật ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ công ích.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ công ích phải báo cáo cơ quan giao kế hoạch tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, việc điều chỉnh kế hoạch và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo.
Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 11 năm 2013.
2. Bãi bỏ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Việc đặt hàng, giao kế hoạch cho doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định số 104/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định tại Chương III, Chương IV Nghị định này.
4. Ngoài các nội dung quy định tại Chương II Nghị định này, các nội dung khác có liên quan trong quá trình đấu thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo phân công; tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra và thanh tra theo quy định. Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc phạm vi quản lý của mình, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết quy trình, thủ tục, hồ sơ thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ công ích.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
|
TM. CHÍNH PHỦ
Nguyễn Tấn Dũng
|
Nếu bạn có thắc mắc hoặc đang gặp khó khăn khi diễn giải văn bản này vào tình huống thực tế, hãy đặt câu hỏi với chuyên gia của DauThau.info hoặc Trí tuệ nhân tạo (AI Tư Vấn Đấu Thầu) ngay nhé!
Đặt câu hỏi tại đây!Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!
Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net
"Mỗi ngày là một chuyến phiêu lưu tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời. Chính trong từng chuyện nhỏ nhặt mà bạn làm ngày hôm đó – dù đó là bỏ thời gian ở bên bạn bè, chạy việt dã hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn đại dương sóng vỗ – bạn sẽ tìm thấy chìa khóa khám phá ý nghĩa của cuộc đời. Tôi thà ra ngoài tận hưởng hơn là trầm ngâm suy tư. Chúng ta có thể không bao giờ thực sự tìm ra ý nghĩa của cuộc sống, nhưng tri thức mà chúng ta đạt được trên cuộc hành trình đi tìm nó thực sự còn đáng giá hơn nhiều. "
Jack Canfield
Sự kiện trong nước: Trần Quốc Thảo, tên thật là Hồ Xuân Lưu, sinh năm...