1001 nỗi đau các nhà thầu gặp phải khi tham gia đấu thầu

Thứ tư, 12 Tháng Tư 2023 3:29 CH
Có thể gọi hài hước đấu thầu là "một cuộc chiến không có thương vong" nhưng sẽ có những đau thương tiếc nuối nhất định. Nhà thầu tham dự thầu có thể trúng, có thể trượt thầu và có cả 1001 nỗi đau các nhà thầu gặp phải khi tham gia đấu thầu. Bài viết hôm nay DauThau.info sẽ chia sẻ những nỗi đau mà nhà thầu hay gặp phải khi tham gia đấu thầu.
Hình ảnh minh họa bài viết
Hình ảnh minh họa bài viết


Đấu thầu hay lựa chọn nhà thầu

Theo Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Nghe đến chữ "đấu thầu" chúng ta đã hình dung ra việc đấu đá, đấu loại, thi đấu. Có lẽ, ông cha ta chọn chữ "đấu thầu" nó hơi nặng nề, mà đúng ra chỉ nên gọi nhẹ nhàng là lựa chọn nhà thầu mới đúng.

1001 nỗi đau khi tham dự đấu thầu

Có muôn vàn nỗi đau của nhà thầu khi tham dự thầu bởi nhà thầu luôn nằm trong thế bị động, bởi nhà thầu thì luôn luôn "hóng" gói thầu, chủ đầu tư/bên mời thầu thì không biết khi nào tung ra gói thầu và cài cắm những gì trong gói thầu đó, khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu thì vướng hết cái này cái kia, cái thì không rõ là ý gì, rồi đến lúc nộp thầu thì lại "hóng" không biết kết quả thế nào, mình có sai sót gì không?... DauThau.ìno xin điểm qua một vài nỗi đau như sau:
  • Nhà thầu không đủ năng lực so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
  • Hồ sơ mời thầu phát hành đã lâu mà nhà thầu không biết, khiến đến lúc phát hiện ra gói thầu thì chỉ còn ít ngày nữa là đóng thầu;
  • Nhà thầu không xin kịp hoặc không xin được giấy xác nhận tình trạng nợ thuế của cơ quan thuế;
  • Nhà thầu là hộ kinh doanh nên bị hạn chế tham gia các gói thầu;
  • Nhà thầu không mở được bảo lãnh ngân hàng;
  • Đến ngày nộp thầu thì phát hiện bảo lãnh ngân hàng có sai sót;
  • Hồ sơ mời thầu đưa vào nhiều điều kiện "khùng khoằng";
  • Số liệu báo cáo tài chính bản cứng và bản khai trên webform không khớp nhau;
  • Giá gói thầu không phản ánh đúng giá thực tế, bỏ thầu cao thì trượt thầu, bỏ thấp thì làm không hiệu quả;
  • Hợp đồng cơ bản là trọn gói nhưng gói thầu có nguy cơ tiềm ẩn nhiều khối lượng phát sinh;
  • Nhân sự thì có, nhưng giấy tờ nhân sự để chuẩn chỉ thì không phải nhà thầu nào cũng quan tâm, nên đến lúc chuẩn bị dự thầu tìm không ra;
  • Máy móc thiết bị của nhà thầu có nhưng có nhiều máy nhỏ, giá trị ít nên hóa đơn chứng từ không lưu, nên không chứng minh được giấy tờ sở hữu;
  • Giải pháp và phương pháp luận không biết viết như thế nào;
  • Lỗi chứng thư số khi nộp thầu;
  • ....
1001 Nỗi đau khi tham dự thầu

Hóa giải nỗi đau khi tham dự thầu

Gần đây, các văn bản quy định về đấu thầu ra đời cũng đã đưa ra nhiều nội dung làm hạn chế sự "lộng quyền" của bên mời thầu, đặc biệt khi ban hành Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT được rất nhiều nhà thầu và chuyên gia tư vấn ủng hộ, DauThau.info cũng có một số bài viết nêu sự nổi bật của Thông tư này, nhà thầu có thể xem thêm tại đây:
Để giảm thiểu những "nỗi đau" khi tham dự thầu chúng tôi đưa ra một số nhóm lời khuyên để hóa giải nỗi đau khi tham dự thầu như sau:
  1. Để có thông tin gói thầu sớm nhất, nhanh nhất mà không bị mất lợi thế về thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, nhà thầu có thể tham khảo mua các gói phần mềm của các nhà cung cấp thông tin, ví dụ gói VIP1 của DauThau.Info.
  2. Để không có sai sót về bảo lãnh, có thể tham khảo và thực hiện theo bài viết TẠI ĐÂY.
  3. Khi phát hiện ra hồ sơ mời thầu có vấn đề, lập tức có kiến nghị với bên mời thầu hoặc gửi theo mẫu kiến nghị về Bộ Kế hoạch đầu tư theo link sau: https://tinyurl.com/246et9ht
  4. Nhà thầu cần rà soát lại năng lực, kinh nghiệm của mình đặc biệt là năng lực kinh nghiệm đã khai trên Hệ thống đấu thầu quốc gia mới (e-GP) đồng thời chuẩn bị các giấy tờ liên quan đầy đủ nhất.
  5. Các trường hợp khác, có thể liên hệ với DauThau.info để hỗ trợ tư vấn giải đáp theo các phương thức ở cuối bài viết.
Chia sẻ 1001 nỗi đau các nhà thầu gặp khi tham dự thầu, hy vọng bài viết trên của DauThau.info thực hiện phần nào làm vơi "nỗi đau" của nhà thầu. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các nhà thầu còn đang băn khoăn về vấn này. DauThau.info luôn đồng hành và mang đến nhiều những thông tin bổ ích cho các nhà thầu quan tâm, trường hợp cần hỗ trợ vui lòng liên hệ:

Tác giả: Son Vu

Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

AI Tư Vấn Đấu Thầu
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây