Khi Luật đấu thầu 2023 ra đời kèm theo các nghị định, thông tư hướng dẫn đi kèm đã có sự tách biệt riêng rẽ đối với trường hợp nhà thầu là nhà sản xuất và nhà thầu là nhà kinh doanh thương mại đơn thuần. Vậy trường hợp nhà thầu là nhà sản xuất ra hàng hóa thì cần phải kê khai như thế nào, hãy cùng DauThau.Info xem xét với bài viết sau đây.
Nhà thầu sản xuất được hiểu là doanh nghiệp/cơ sở sản xuất tự sản xuất ra hàng hóa hoặc tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa hoặc công ty con, công ty mẹ phụ trách việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm do công ty mẹ, công ty con khác trong Tập đoàn, Tổng công ty sản xuất ra mặt hàng đó để tham dự thầu gói thầu.
Trong trường hợp đó, khi tham dự thầu với tư cách là nhà sản xuất (không phải tư cách là nhà thầu thương mại) nhà thầu bắt buộc phải kê khai năng lực sản xuất của nhà máy/xưởng sản xuất/cơ sở sản xuất của mình.
Hướng dẫn nhà thầu kê khai năng lực sản xuất
Khi tham dự thầu, nhà thầu sẽ phải thực hiện kê khai Mẫu số 05B trên webform hệ thống, các thông tin nhà thầu cần kê khai gồm:
Tên nhà máy
Địa chỉ
Tổng mức đầu tư
Công suất thiết kế
Công suất thực hiện
Tiêu chuẩn sản xuất
Số lao động đang làm việc
Mẫu kê khai năng lực sản xuất trên mua sắm công
Đối với mỗi nhà máy/cơ sở sản xuất thì bắt buộc phải kê khai đủ các thông tin trên mới có thể tiến hành nộp thầu được, trường hợp có nhiều nhà máy/cơ sở sản xuất thì ta thực hiện kê khai từng nhà máy/cơ sở sản xuất (Lựa chọn Số lượng nhà máy, cơ sở sản xuất).
Mẫu kê khai năng lực sản xuất các nhà thầu có thể tải TẠI ĐÂY.
Tài liệu chứng minh năng lực sản xuất của nhà thầu
Để chứng minh năng lực sản xuất, nhà thầu có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Nhà thầu có thể sử dụng các tài liệu như hóa đơn bán hàng, số lượng hàng tồn kho… để chứng minh sản lượng đã sản xuất trong 01 tháng.
Cách 2: Chứng minh thông qua năng lực sản xuất của dây chuyền sản xuất (Thiết kế công nghệ dược duyệt; Dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền được duyệt trong đó thể hiện công suất thiết kế; hồ sơ catalogue máy móc sản xuất ra sản phẩm đó...).
Một số lưu ý đối với nhà thầu là nhà sản xuất
Trường hợp gói thầu bao gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau thì tùy theo tính chất, quy mô gói thầu để Bên mời thầu đưa ra yêu cầu về công suất thiết kế của nhà máy, dây chuyền sản xuất hoặc sản lượng sản xuất cao nhất của 01 tháng trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đóng thầu trên cơ sở các loại hàng hóa chính của gói thầu (phải nêu rõ các hàng hóa chính) hoặc trên cơ sở tất cả các loại hàng hóa của gói thầu, tương ứng với yêu cầu về hạng mục chính hoặc tất cả hàng hóa của gói thầu đối với nhà thầu là nhà thương mại.
Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai năng lực sản xuất theo Mục II nói trên và từng thành viên liên danh phải đáp ứng năng lực sản xuất tương ứng với phần việc mình đảm nhận.
Trường hợp nhà thầu vừa là sản xuất, vừa là nhà cung cấp (một số hàng hóa hoặc một phần khối lượng hàng hóa do nhà thầu chào trong E-HSDT là do nhà thầu sản xuất, một số hàng hóa khác hoặc một phần khối lượng hàng hóa do nhà thầu mua từ nhà sản xuất, cung cấp khác để cung cấp cho gói thầu) thì ngoài kê khai về năng lực sản xuất, nhà thầu còn phải kê khai về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự (Hợp đồng đa/đang thực hiện có tính chất tương tự với gói thầu). Việc đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự (tương ứng với phần hàng hóa mà nhà thầu mua từ nhà sản xuất, cung cấp khác) và năng lực sản xuất của nhà thầu (tương ứng với phần hàng hóa mà nhà thầu tự sản xuất để cung cấp cho gói thầu).
Bài viết trên đây DauThau.info hướng dẫn nhà thầu sản xuất kê khai năng lực sản xuất để tham gia đấu thầu. Trường hợp quý khách hàng gặp các tình huống phát sinh có thể liên lạc với DauThau.info để trợ giúp:
Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký. Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí!
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Người năng động sẽ thành công, còn người lười biếng sống vô vị và không tránh khỏi sẽ lụi tàn. "
Jules Verne
Sự kiện ngoài nước: Napôlêông là nhà chính trị và quân sự nổi tiếng trong lịch sử nước Pháp. Trong Cách mạng tư sản Pháp ông được Nhà nước Pháp phong cấp tướng khi mới 24 tuổi. Sau khi làm cuộc đảo chính, nǎm 1804 Napôlêông tự phong là Hoàng đế, thâu tóm toàn bộ quyền lập pháp và hành pháp. Dưới thời ông đã hoàn thành việc củng cố chế độ nhà nước Tư sản, hình thành những nền tảng cơ bản của Luật tư sản. Ngày 21-3-1804 Bộ luật dân sự được ban hành. Nó nổi tiếng với tên gọi "Bộ luật Napôlêông". Bộ luật đã khẳng định quyền tư hữu củng cố quyền thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản. Các quyền tự do công dân đã được Bộ luật quy định một cách cụ thể. Mọi cơ cấu của hệ thống luật phong kiến đã bị xoá bỏ. Bộ luật thể hiện những nguyên tắc tạo điều kiện thúc đẩy tính chủ động và việc kinh doanh tư hữu tư bản chủ nghĩa. Angghen coi bộ luật Napôlêông là "Bộ luật tư bản hiện đại nhất, mà cơ sở của nó là những thành quả xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp.