Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu? hãy tìm hiểu 08 hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật đấu thầu 2013, bao gồm: Đấu thầu rộng rãi, Đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, Chào hàng cạnh tranh, Mua sắm trực tiếp, Tự thực hiện, Lựa chọn nhà thầu/ nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, Tham gia thực hiện của cộng đồng. Hãy tìm hiểu với bài viết hôm nay của DauThau.info nhé!
Phương thức lựa chọn nhà thầu là cách thức tổ chức và tiến hành đấu thầu gói thầu đó, có 4 phương thức lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu 2023 như sau:
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
Phương thức lựa chọn nhà thầu khác với hình thức lựa chọn nhà thầu sẽ được phân tích ở dưới bài viết sau đây.
Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu 2013
Có 08 hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu 2013, cụ thể
1. Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực.
Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27.
2. Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
3. Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức mà bên mời thầu chọn trực tiếp (chỉ định) nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thực hiện hợp đồng mà không thông qua đấu thầu.
4. Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh là hình thức mà bên mời thầu gửi yêu cầu chào hàng và nhận chào hàng (báo giá) từ nhà thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Chào hàng cạnh tranh qua mạng hiện nay đang được áp dụng rất phổ biến trên Hệ thống đấu thầu quốc gia với các gói thầu quy mô nhỏ.
5. Mua sắm trực tiếp
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Mua sắm trực tiếp hay còn gọi với tên dân dã là áp thầu, tuy nhiên hình thức nay ít được thực hiện trong điều kiện hiện nay.
6. Tự thực hiện
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
7. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật đấu thầu năm 2013 (6 hình thức ở trên) thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
8. Tham gia thực hiện của cộng đồng
Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
2. Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
Có mấy hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu 2023
Khi Luật đấu thầu 2023 ra đời và có hiệu lực từ 01/01/2024 thì quy định 09 hình thức lựa chọn nhà thầu gồm:
Đấu thầu rộng rãi;
Đấu thầu hạn chế;
Chỉ định thầu;
Chào hàng cạnh tranh;
Mua sắm trực tiếp;
Tự thực hiện;
Tham gia thực hiện của cộng đồng;
Đàm phán giá;
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Như vậy, so với Luật đấu thầu 2013 thì Luật đấu thầu mới có bổ sung thêm hình thức "Đàm phán giá", cụ thể hình thức này được quy định tại điều 28 Luật đấu thầu 2023:
Điều 28. Đàm phán giá
1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu:
a) Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;
b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.
Trường hợp cần thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho 1 gói thầu nào đó, Chủ đầu tư cần phải thực hiện các bước để phê duyệt lại/phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt trước đó.
3 hình thức đấu thầu hay được sử dụng nhất
Trong các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên thì 03 hình thức hay được sử dụng nhất đó là Đấu thầu rộng rãi, Chào hàng cạnh tranh và Chỉ định thầu. Tuy nhiên, một số năm gần đây (đặc biệt sau năm 2019) việc thực hiện đấu thầu qua mạng đã trở nên phổ biến và rộng rãi nên hình thức chỉ định thầu đã ít được sử dụng do việc thực hiện chào hàng cạnh tranh qua mạng, chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng được thực hiện rất nhanh. Đồng thời việc chỉ định thầu cũng bị hạn chế do các cơ quan thanh kiểm tra hay "soi" nên càng ngày các chủ đầu tư càng ít thực hiện. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong xây dựng hay được sử dụng phổ biến hiện nay là đấu thầu rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh.
Trên đây là bài viết của DauThau.Info cung cấp thông tin 08 hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu, trong quá trình khai thác các thông tin đấu thầu, thông tin liên quan đến chủ đầu tư và nhà thầu hãy sử dụng phần mềm DauThau.info với các gói VIP chuyên sâu hoặc nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với DauThau.info qua:
Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký. Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí!
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Tự hiểu biết bản thân là điểm khởi đầu của việc tự chỉnh đốn bản thân. "
Norman Vincent Peale
Sự kiện trong nước: Đầu nǎm 1950, Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội giao nhiệm vụ đánh sân bay Bạch Mai cho tiểu đoàn 108.
Sân bay Bạch Mai nằm trong thành phố Hà Nội dài gần 2000 mét, rộng 30 mét, được bao bọc bằng những hàng rào dây thép gai, ao hồ và hào sâu. Lực lượng bảo vệ sân bay gồm một đại đội lính Âu - Phi và một trung đội lính dù. Chúng quanh sân bay có nhiều đèn pha và lô cốt. Ngày cũng như đêm, xe bọc thép, ôtô và binh lính thay nhau tuần tiễu, canh gác nghiêm ngặt.
Rạng sáng ngày 18-1-1950, bộ đội ta đã bí mật vào sân bay đặt mìn, phá huỷ và đốt cháy 25 máy bay, 60 vạn lít xǎng dầu và 32 tấn vũ khí của Pháp ở sân bay Bạch Mai. Chính phủ đã tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba cho tiểu đoàn 108.