08 tình huống vướng mắc hay gặp khi đấu thầu qua mạng

Thứ hai, 26 Tháng Tám 2024 8:23 SA
Đấu thầu qua mạng năm 2022 đang là điều kiện bắt buộc đối với các gói thầu có quy mô nhỏ, mặc dù lộ trình đấu thầu qua mạng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành từ năm 2019 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn rất nhiều nhà thầu, bên mời thầu còn bỡ ngỡ và gặp nhiều tình huống vướng mắc khi đấu thầu qua mạng. Bài viết hôm nay DauThau.info sẽ cung cấp cho các bạn một số tình huống vướng mắc và các xử lý khi gặp phải các tình huống trên.
Hình minh họa
Hình minh họa

Nhắc lại về khái niệm đấu thầu qua mạng

Đấu thầu qua mạng hay còn gọi là đấu thầu trực tuyến đối với nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công ở Việt Nam là được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mà chúng ta hay gọi tắt là mua sắm công.

Đối với các nguồn vốn hợp pháp khác, đấu thầu qua mạng (đấu thầu trực tuyến) là hình thức thực hiện đấu thầu thông qua môi trường internet, không cần có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công cụ để thực hiện đấu thầu qua mạng, tại Việt Nam chúng tôi đang tiên phong xây dựng Mạng đấu thầu tư nhân đâu tiên tại địa chỉ DauThau.Net.

Xem thêm

Đấu thầu qua mạng tưởng chừng là khái niệm đơn giản, thực hiện dễ dàng trên Hệ thống, tuy nhiên các nhà thầu và bên mời thầu cũng cần trang bị kiến thức và kỹ năng tương đối để dễ dàng tham gia hoặc mời thầu qua mạng. Chúng tôi đã có loạt bài viết chia sẻ kinh nghiệm đấu thầu qua mạng, quý độc giả có thể xem lại TẠI ĐÂY.

Một số tình huống vướng mắc hay gặp và cách giải quyết khi đấu thầu qua mạng

1. Chỉ có 01 nhà thầu tham dự: Trường hợp chỉ có 1 nhà thầu tham dự thầu thì bên mời thầu hoàn toàn có thể thực hiện mở thầu ngay theo khoản 4 Điều 85 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, sang năm 2024 thì có sự thay đổi, theo đó:
Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường mà chỉ có 01 hoặc 02 nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu thì chủ đầu tư xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây: 
  • Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu đã nộp theo yêu cầu mới;
  • Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.

2. Bảo lãnh dự thầu bằng cách nộp tiền mặt có được không? Bản chất của đấu thầu qua mạng là thực hiện thông qua mạng máy tính kết nối Internet, không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, do đó việc nộp tiền mặt để đặt cọc, ký quỹ cho bảo lãnh dự thầu là không thực hiện được. Các mẫu hồ sơ mời thầu đấu thầu qua mạng cũng đều không có hình thức này.

3. "Khi đấu thầu qua mạng có biết được bao nhiêu nhà thầu tham dự không?". Khi tham dự thầu qua mạng, chỉ đến khi nào đến thời điểm đóng thầu (Hệ thống tự động đóng) và bên mời thầu thực hiện bước mở thầu thì mới biết được có bao nhiêu nhà thầu tham dự.

4. Trường hợp khi nộp thầu xong rồi nhưng phát hiện ra hồ sơ đã nộp thiếu hoặc có sai sót thì phải làm sao? Đối với trường hợp này nếu chưa đến thời điểm đóng thầu thì tiến hành rút thầu để nộp thầu lại, việc rút thầu có thể được thực hiện nhiều lần trước thời điểm đóng thầu.

5. Khi nộp thầu xong rồi, đã tiến hành mở thầu thì phát hiện ra hồ sơ dự thầu thiếu mất đề xuất phương án thi công, vậy có được nộp tiếp không và nộp bằng cách nào? Về nguyên tắc khi gói thầu đã đóng thầu thì nhà thầu không được nộp bổ sung hồ sơ dự thầu nữa, chỉ có thể nộp bổ sung các tài liệu theo yêu cầu làm rõ của bên mời thầu.

6. Khi đấu thầu qua mạng mà chúng tôi muốn liên danh với nhà thầu khác thì phải làm như thế nào? Để thực hiện liên danh, ngoài việc các nhà thầu tham dự gói thầu ký thỏa thuận liên danh thì thành viên được ủy quyền tham dự thầu qua mạng phải thực hiện tạo liên danh cho gói thầu đó, các thành viên khác thực hiện xác nhận liên danh đồng thời chia sẻ năng lực, kinh nghiệm của mình cho thành viên được ủy quyền để có thể sử dụng hồ sơ tham dự thầu.

7. Khi phát hiện hồ sơ mời thầu qua mạng có bất cập muốn kiến nghị phải làm như thế nào? Đối với đấu thầu qua mạng nhà thầu sử dụng chức năng "Yêu cầu làm rõ HSMT qua mạng" tại Tiện ích đấu thầu (chức năng của Nhà thầu) để có thể kiến nghị với bên mời thầu. Xin lưu ý, thời gian làm rõ được quy định trong HSMT (thường trước 03 ngày có thời điểm đóng thầu), nếu sau thời gian trên thì nhà thầu sẽ không thực hiện chức năng này được nữa.

8. Khi tham dự thầu mà bảo lãnh dự thầu tải lên hệ thống bị lỗi hoặc quên không tải lên thì có được bổ sung, làm rõ không? Trường hợp không tải bảo lãnh dự thầu hoặc quá trình tải lên bị lỗi mà nhà thầu không thực hiện kiểm tra file tải lên thì sẽ bị đánh giá là không có bảo lãnh dự thầu, đây là trường hợp rất đáng tiếc và nhà thầu sẽ bị loại. Do đó, khi tham dự thầu qua mạng nhà thầu sau khi tải file lên cần thực hiện kiểm tra lại file đã tải lên hoặc sau khi đã nộp hồ sơ dự thầu thì nên thực hiện bước kiểm tra lại hồ sơ dự thầu đã nộp.
 
Đấu thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Chúng tôi biết khi tham dự thầu qua mạng là hình thức mới, nhiều nhà thầu còn bỡ ngỡ, trong quá trình thực hiện cũng phát sinh rất nhiều tình huống khác nhau. Trường hợp quý độc giả gặp các tình huống phát sinh có thể liên lạc với chúng tôi để trợ giúp, vui lòng liên lạc với chúng tôi qua:

Tác giả: Son Vu

Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video Huong dan su dung dauthau.info
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây