Đối chiếu tài liệu là một nội dung được nhắc đến nhiều trong các văn bản liên quan đến đấu thầu, nhưng lại không có bước quy định cụ thể ở trình tự nào, bắt buộc ra sao, từ đó phát sinh nhiều tình huống gây tranh cãi. Bài viết hôm nay DauThau.info sẽ cùng đi tìm hiểu nhà thầu cố tình không đối chiếu tài liệu bị xử lý ra sao? Hãy cùng đón xem bài viết!
Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng (E-HSDT), sẽ có bước Bên mời thầu mời nhà thầu vào đối chiếu tài liệu. Tài liệu cần đối chiếu ở đây chính là các thông tin mà nhà thầu đã kê khai (đính kèm) trong hồ sơ dự thầu. Nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu phải nộp một bộ tài liệu chứng minh tính hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm cho Bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT.
Những nội dung tài liệu cần cung cấp để đối chiếu
Nhà thầu cần chuẩn bị các tài liệu sau để cung cấp cho chủ đầu tư khi được mời vào đối chiếu tài liệu:
Bản gốc bảo đảm dự thầu (đối với trường hợp sử dụng thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy) hoặc tiền mặt hoặc Séc bảo chi theo quy định tại của hồ sơ mời thầu;
Đối với nhà thầu tự cập nhật số liệu về thuế trên Hệ thống từ năm 2021 trở đi (không phải do Hệ thống tự trích xuất), tài liệu chứng minh thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế của năm gần nhất phù hợp với số liệu về thuế của nhà thầu trên Hệ thống thuế điện tử. Trường hợp số liệu của nhà thầu do Hệ thống trích xuất từ Hệ thống thuế điện tử thì không yêu cầu nhà thầu xuất trình tài liệu để chứng minh;
Các tài liệu chứng minh về hợp đồng tương tự mà nhà thầu kê khai, đính kèm trong E-HSDT (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý, thông tin về hóa đơn theo quy định của pháp luật…);
Tài liệu chứng minh nguồn lực tài chính theo quy định tại hồ sơ mời thầu (nếu yêu cầu);
Tài liệu chứng minh khả năng huy động nhân sự, thiết bị, bằng cấp, chứng chỉ của nhân sự mà nhà thầu kê khai trong E- HSDT;
Tài liệu khác (nếu có như chứng chỉ năng lực, cataloge, bản mô tả thông số kỹ thuật ...).
Bất cập trong việc đối chiếu tài liệu
Như đã nói ở đầu bài viết, nếu chúng ta xem xét kỹ thì bước đối chiếu tài liệu không được quy định cụ thể trong Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ 01/01/2024) cũng như Nghị định 24/2024/NĐ-CP, ngay cả trong các mẫu hồ sơ mời thầu, việc đối chiếu tài liệu cũng là một yêu cầu bắt buộc, nhưng nó nằm ở bước nào thì không quy định cụ thể. Đây chính là vấn đề dẫn đến một số bất cập, thậm chí nhiều bên mời thầu lấy cớ để gây cản trở, hạn chế cho các nhà thầu tham dự.
Ví dụ điển hình như việc bắt nhân sự kê khai phải mang bản gốc bằng cấp đến trình diện bên mời thầu, trong khi nhà thầu cung cấp bản sao chứng thực bằng cấp cho bên mời thầu không được chấp nhận. Đây là điều rất phi lý cả thực tế lẫn quy định vì chúng ta biết rằng nhân sự có thể là của nhà thầu hoặc nhà thầu huy động, với nhân sự huy động mới chỉ ràng buộc ở cam kết của nhân sự đó và nhà thầu nếu trúng thầu thì sẽ thực hiện, đây nhà thầu chưa trúng thầu, thậm chí chưa được xếp hạng (kẽ hở của luật pháp chưa quy định đoạn này) thì việc yêu cầu trên là không phù hợp. Đồng thời, nếu xem kỹ các mẫu hồ sơ mời thầu, ví dụ Mẫu số 06B thuộc Mẫu hồ sơ mời thầu số 3A (Hồ sơ mời thầu xây lắp 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ) phần nhân sự cũng chỉ nêu "Nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin được yêu cầu và chuẩn bị tài liệu để đối chiếu (bản chụp được chứng thực các văn bằng, chứng chỉ có liên quan) trong quá trình đối chiếu tài liệu".
Mặt khác, các giấy tờ gốc là "tài sản" quý giá đối với nhân sự, không thể dễ dàng tùy tiện cung cấp cho bên mang đi đối chiếu. Việc xác thực và chứng minh có thể thực hiện khi trúng thầu nếu nhân sự đó tham gia. Tất nhiên, ở đây cũng có không ít trường hợp nhà thầu cố tình hoặc gian dối trong việc sử dụng bằng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đối với trường hợp này khi thực hiện hợp đồng nếu nhà thầu không chứng minh được thì vẫn bị kết luận là gian dối trong đấu thầu, nên xét dưới góc độ pháp luật chủ đầu tư/bên mời thầu vẫn có quyền xử lý với nhà thầu vi phạm.
Nhà thầu cố tình không đối chiếu tài liệu bị xử lý ra sao?
Trường hợp nhà thầu cố tình không đối chiếu tài liệu bị xử lý ra sao, khi đó có 2 nội dung mấu chốt mà nhà thầu sẽ bị xử lý đó là:
Nhà thầu bị tịch thu bảo lãnh dự thầu.
Nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP "Điều 18. Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng 1. Trừ trường hợp nhà thầu đồng thời được xếp thứ nhất ở nhiều gói thầu hoặc do bất khả kháng, nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện các hành vi sau: a) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất khi được mời vào đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có);".
Ngoài ra, tùy theo tình huống cụ thể, nhà thầu có thể:
Bị kết luận là thông thầu nếu bên mời thầu chứng minh được nhà thầu cố tình để cho một bên khác trúng thầu "c) Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu" - điểm c khoản 3 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023. Khi đó nhà thầu có nguy cơ cao bị cấm tham gia đấu thầu.
Bị kết luận là gian lận nếu bên mời thầu "làm tới cùng".
Nếu rơi vào các trường hợp trên, nhà thầu sẽ bị xử lý vi phạm như chúng tôi đã nêu tại bài viết:
Nhà thầu cố tình không cung cấp tài liệu đối chiếu
Bài viết trên đây DauThau.info đã làm rõ trường hợp nhà thầu cố tình không đối chiếu tài liệu bị xử lý ra sao. Trường hợp quý khách hàng gặp các tình huống phát sinh có thể liên lạc với DauThau.info để trợ giúp:
Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký. Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí!
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Khi ta nhìn cuộc đời bằng ánh mắt từ trái tim thì sự hoàn hảo mà ta hằng tìm kiếm trở nên dễ thấy hơn nhiều. "
Khuyết Danh
Sự kiện trong nước: Ngày 23-3-1931, hơn 400 công nhân hãng Xôcôny ở nhà Bè (Sài Gòn) bãi công đòi tǎng lương, giảm giờ làm và chống đánh đập. Cuộc đấu tranh do Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy Sài Gòn chỉ đạo trong đó có các đồng chí Võ Vǎn Tần, Lê Vǎn Lương. Thực dân đã điều lính đến đàn áp và vấp phải sự chống trả quyết liệt của công nhân. Cuộc đấu tranh này làm chấn động dư luận Sài Gòn và cả dư luận Pháp. Quốc tế Công hội đỏ đã cử một phái đoàn sang Đông Dương điều tra và đứng ra bào chữa cho các chiến sĩ công nhân bị toà án truy tố.