Đấu thầu là quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên. Trong đó, chủ đầu tư và người có thẩm quyền là hai nhân tố không thể thiếu. Vậy chủ đầu tư và người có thẩm quyền, giống nhau hay khác nhau? Bài viết dưới đây của DauThau.info sẽ giải đáp về thắc mắc này!
Chủ đầu tư và người có thẩm quyền, giống hay khác nhau?
Khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có giải thích khái niệm về chủ đầu tư như sau:
Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn, quản lý quá trình thực hiện dự án; đơn vị sử dụng ngân sách; đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng dự toán mua sắm ngoài ngân sách nhà nước; đơn vị mua sắm tập trung.
Và khoản 24 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 giải thích về khái niệm người có thẩm quyền như sau:
Người có thẩm quyền là người quyết định đầu tư hoặc người quyết định việc mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khái niệm về chủ đầu tư và người có thẩm quyền là hai đối tượng khác nhau, có vai trò độc lập với nhau. Trong đó, chủ đầu tư là tổ chức hoặc đơn vị sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý và sử dụng vốn trong quá trình triển khai dự án. Còn người có thẩm quyền là người quyết định đầu tư hoặc người quyết định việc mua sắm theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền trong đấu thầu
Chủ đầu tư và người có thẩm quyền đều có những trách nhiệm riêng biệt trong quá trình tham gia vào hoạt động đấu thầu, cụ thể:
1. Trách nhiệm của người có thẩm quyền
Trách nhiệm của người có thẩm quyền khi tham gia vào hoạt động đấu thầu bao gồm:
1. Phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
2. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3. Tổ chức thẩm định nội dung.
4. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.
5. Hủy thầu (đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 và các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 17 của Luật Đấu thầu 2023).
6. Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
7. Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.
8. Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu.
9. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu và công việc.
10. Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư.
11. Giải trình việc thực hiện trách nhiệm theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào hoạt động đấu thầu bao gồm:
1. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp:
1.1. Gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, gói thầu đấu thầu trước; kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
2. Tổ chức thẩm định các nội dung số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 nêu trên.
3. Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý hợp đồng với nhà thầu; ký kết và quản lý thỏa thuận khung đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung; thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng đã ký kết.
4. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu; trường hợp nhân sự không đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu. Quyết định thành lập tổ chuyên gia trong trường hợp không thuê đơn vị tư vấn làm bên mời thầu.
5. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.
6. Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu.
7. Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
8. Lưu trữ thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Luật này.
9. Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu hằng năm.
10. Hủy thầu (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu 2023).
11. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
12. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.
14. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng.
15. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi sử dụng chứng thư số của mình.
Trên đây là giải đáp của DauThau.info về câu hỏi: “Chủ đầu tư và người có thẩm quyền, giống hay khác nhau?”. Để tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến đấu thầu, bạn hãy theo dõi chuyên mục Tin tức của DauThau.info để cập nhật những bài viết hữu ích nhé!
Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:
Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký. Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí!
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net