Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Tập cuối của mùa 5, chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ đã gây chú ý với những màn chốt deal vô cùng hấp dẫn khi các shark đều “tung chiêu” giành giật những Startup tiềm năng nhất. Một trong số đó phải kể đến Startup Hệ sinh thái Đấu Thầu.
Là Startup cuối cùng của mùa 5 của Shark Tank Việt Nam, Hệ sinh thái Đấu Thầu đã tạo cú chót ngoạn mục khi thành công gọi vốn, bắt tay cùng vị “cá mập”. Đại diện cho Startup Hệ sinh thái Đấu Thầu đến gọi vốn Shark Tank là anh Phạm Đức Tiến - giám đốc dự án và anh Nguyễn Thế Hùng - đại diện cho Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES) - đơn vị ươm mầm cho Startup Hệ sinh thái Đấu Thầu.
Được phát triển từ năm 2018 với sản phẩm nền móng đầu tiên là các phần mềm về đấu thầu, đến thời điểm hiện tại Hệ sinh thái Đấu Thầu chính là nền tảng đi tiên phong, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia gia thị trường đấu thầu mua sắm công, mua sắm tư và đấu giá. Trong đó hạt nhân của Hệ sinh thái là Mạng đấu thầu dành cho tư nhân - DauThau.Net và Phần mềm phân tích thông tin thầu - DauThau.info.
Mở đầu phần gọi vốn, các Shark đã được mời tham gia phần trắc nghiệm nhỏ về hoạt động mua sắm trong doanh nghiệp. Cùng với đó Startup Hệ sinh thái Đấu Thầu cũng được lắng nghe các chia sẻ thực tế của các Shark về vấn đề này tại chính doanh nghiệp Shark.
Sau màn thuyết trình đầy ấn tượng, CEO của Hệ sinh thái Đấu Thầu là anh Phạm Đức Tiến đã kêu gọi khoản đầu tư 6 tỷ đồng đổi lấy 5% cổ phần của Công ty cổ phần Hệ sinh thái Đấu Thầu.
Tại Shark Tank Việt Nam, đặc biệt là mùa 5 với xu hướng của chuyển đổi số và tiềm năng của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thì Startup như Hệ sinh thái Đấu Thầu đã được tất cả các “cá mập" quan tâm.
Mặc dù vậy, Founder của Hệ sinh thái Đấu Thầu cũng đã nhận về những cái lắc đầu của Shark Erik và Shark Hưng. Các “cá mập" từ chối đầu tư đã đưa ra một số lý do, Shark Hưng cho rằng kế hoạch sử dụng vốn sau khi đạt được của Startup chưa hợp lý. Đối với Shark Erik, việc mua sắm bằng hình thức đấu thầu ở Bắc Âu không quen thuộc, do vậy Shark Erik quyết định không đầu tư.
Riêng đối với Shark Liên, mặc dù quyết định không đầu tư do không cùng hệ sinh thái, tuy nhiên Bà cam kết “Tôi chắc chắn sẽ trở thành khách hàng của các bạn" để có thể trải nghiệm dịch vụ, đồng thời giải quyết chính những bất cập mà doanh nghiệp của mình đang gặp phải về vấn đề mua sắm trong doanh nghiệp.
Trong khi các “cá mập" lần lượt từ chối thì Startup Hệ sinh thái Đấu Thầu vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Shark Bình và Shark Hùng Anh về mô hình tiên phong của Startup.
Trước đó, khi chia sẻ về lợi ích mà nền tảng Hệ sinh thái Đấu Thầu mang lại cho hoạt động mua sắm của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam, anh Phạm Đức Tiến cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã có hơn 40.000 nhà cung ứng tham gia, trong đó có hơn 2.000 doanh nghiệp đang sử dụng các gói trả phí với mức giá từ 7 triệu cho đến 103 triệu/năm”.
Một điểm nổi bật thu hút các Shark đó là Startup Hệ sinh thái Đấu Thầu là một Startup hiếm hoi có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên. Với doanh thu đạt trên 16 tỷ sau 3 năm, không chỉ vậy, thời điểm mà toàn bộ nền kinh tế đều bị ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19 thì tăng trưởng của Hệ sinh thái Đấu Thầu năm 2021 vẫn đạt tới 165% so với năm 2020 và biên lợi nhuận đạt trên 50%.
“Chúng tôi nếu chỉ đơn thuần thỏa mãn việc chỉ lớn chậm chậm thì đúng là chúng tôi không cần gọi đầu tư. Nhưng nếu Startup của mình được đầu tư thì chúng tôi có cơ hội "lớn nhanh" hơn để vươn tầm vĩ mô, ví dụ như thị trường nước ngoài. Bởi vì thị trường doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một sàn B2B nào chiếm được thị trường” - Anh Nguyễn Thế Hùng chia sẻ.
Tiếp đó, CEO Đức Tiến cũng đã làm rõ toàn bộ câu hỏi được Shark đặt ra về số liệu tài chính, doanh thu, lợi nhuận, số tiền đã đầu tư của startup cho đến định hướng trong tương lai, kế hoạch sử dụng vốn.
Với các minh chứng rõ ràng về số liệu cùng tiềm năng phát triển vô cùng khả quan, Shark Hùng Anh đã đưa lời đề nghị 6 tỷ đồng cho 12% cổ phần, trong khi đó Shark Bình đề nghị 10 tỷ đồng đổi lấy 20% cổ phần.
Sau cùng, hai đại diện Startup Hệ sinh thái Đấu Thầu đã thảo luận và quyết định mức đề nghị 6 tỷ cho 10% và ngay lập tức nhận được sự đồng ý của Shark Hùng Anh.
Thương vụ thành công ngoài việc Hệ sinh thái đấu thầu phù hợp với định hướng phát triển mà Shark đang đang theo đuổi thì Startup cũng đã cho thấy được tiềm năng của mình. Trong tập cuối này, Shark Hùng Anh cũng nhấn mạnh: “Tôi đầu tư cho các Startup có lãi hoặc phải có tiềm năng có lãi". Đối với dự án Hệ sinh thái Đấu Thầu là một trường hợp nổi bật trong số đó khi đã tìm ra giải pháp giúp sàn có thể duy trì hoạt động khi quy mô còn chưa đủ lớn, thậm chí có lãi ngay từ năm đầu tiên, đó cũng chính là điểm sáng khiến Shark đặt lòng tin.
Về phía Startup, hai đại diện cũng đã chia sẻ rằng đã hoàn thành một deal rất đặc biệt, từ đêm hôm trước sang đến ngày hôm sau. Hệ sinh thái đấu thầu cũng là Startup khép lại mùa 5 Shark Tank Việt Nam bằng màn gọi vốn vô cùng thành công. Startup kỳ vọng sẽ cùng với Shark Hùng Anh hợp tác để đưa Hệ sinh thái đấu thầu trở thành sàn thương mại điện tử kết nối giao dịch B2B hàng đầu tại Việt Nam.
Xem thêm:
Tác giả: Thuy Nguyen