Tìm hiểu quy định về liên danh trong đấu thầu

Thứ sáu, 18 Tháng Tám 2023 3:28 CH
Nhà thầu liên danh là gì? Các quy định về liên danh trong đấu thầu ra sao. Bài viết hôm nay DauThau.info sẽ cung cấp những thông tin cơ bản cho các nhà thầu cần quan tâm, hãy cùng đón xem bài viết!
Quy định liên danh đấu thầu
Quy định liên danh đấu thầu

CLICK HERE to view in English

Nhà thầu liên danh là gì?

Liên danh nhà thầu hay nhà thầu liên danh là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu, dưới tư cách là nhà thầu liên danh và thực hiện gói thầu theo hồ sơ mời thầu được phát hành. "Nhà thầu liên danh" và "Liên danh nhà thầu" bản chất là một khái niệm chỉ một nhà thầu cụ thể được hợp thành từ nhiều thành viên.

Quy định về liên danh

Để hình thành một liên danh trong đấu thầu, việc đầu tiên là giữa các nhà thầu phải thực hiện một thỏa thuận liên danh. Trong đó có các nội dung và phân chia công việc sẽ được DauThau.info nói kỹ hơn ở phần sau. Bản thân các thành viên tham gia trong liên danh cũng phải có năng lực, kinh nghiệm tương ứng với phần việc mình đảm nhiệm trong gói thầu đó, không có chuyện "gánh team" nghĩa là khi liên danh ở đây không có nghĩa là do doanh nghiệp không đủ năng lực, không đủ kinh nghiệm để đứng ra đảm bảo tư cách hợp lệ cho việc thực hiện gói thầu mà là việc doanh nghiệp đảm bảo năng lực kinh nghiệm cho phần công việc mà mình đảm nhiệm.

Khi một nhà thầu đã tham gia với tư cách là thành viên của một liên danh tham dự gói thầu cụ thể nào đó rồi thì không được phép tham dự độc lập hoặc với một bên khác nữa để tham dự gói thầu đó. Đối với đấu thầu hạn chế thì các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.

Đối với đấu thầu quốc tế, nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu

Quy định về thỏa thuận liên danh

Thỏa thuận liên danh là một tài liệu rất quan trọng trong đấu thầu khi liên danh thầu, thỏa thuận này phải được các bên tham gia ký, đóng dấu (nếu đấu thầu qua mạng thì được ký số trên hệ thống). Nội dung của thỏa thuận liên danh bao gồm bắt buộc tối thiểu các phần sau:

  • Tên gọi của liên danh: Do các thành viên thống nhất đặt tên
     
  • Phân công thành viên nào là đứng đầu liên danh (đấu thầu qua mạng bắt buộc thành viên đứng đầu liên danh phải đứng ra nộp thầu cho cả liên danh).
     
  • Phân công công việc cho thành viên đứng đầu liên danh, các thành viên khác.
     
  • Phân chi nội dung công việc và tỷ lệ giá trị thực hiện trong tổng giá trị dự kiến tham dự thầu.
     
  • Trách nhiệm khi xử lý khi không thực hiện nghĩa vụ liên danh.
     
  • Ký và đóng dấu.
Mẫu thỏa thuận liên danh trong tất cả các hồ sơ mời thầu đều được quy định và phát hành kèm theo hồ sơ mời thầu, để thuận tiện các nhà thầu cần có thể tải ngay tại đây.

Những vấn đề cần lưu ý về liên danh trong đấu thầu

Khi tham dự thầu với tư cách liên danh cần lưu ý một số nội dung sau:
  • Thành viên nào chịu trách nhiệm thực hiện bảo lãnh cho cả liên danh? Nếu thực hiện bảo lãnh riêng lẽ thì phải đảm bảo tổng giá trị không nhỏ hơn yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
     
  • Việc phân chi công việc phải đủ rõ ràng, không được chồng chéo nhau, tỷ lệ cũng phải được ghi cụ thể đảm bảo tổng tỷ lệ đủ 100%.
     
  • Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa chỉ gồm một mặt hàng và không có dịch vụ gì đi kèm thì không được liên danh để tham dự thầu.
     
  • Trước đây theo quy định phần việc của liên danh tương ứng với tỷ lệ thỏa thuận trong liên danh thì hồ sơ năng lực kinh nghiệm của từng thành viên phải tương ứng với tỷ lệ đó (Số liệu về báo cáo tài chính, hợp đồng tương tự) nhưng hiện nay theo các mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022 thì số liệu về báo cáo tài chính (doanh thu) không cần phải đảm bảo theo tỷ lệ đó nữa, chỉ cần tổng doanh thu của liên danh đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu là đạt (mà không cần từng thành viên đáp ứng yêu cầu về doanh thu tương ứng với tỷ lệ đảm nhận).
     
  • Một thành viên trong liên danh vi phạm thì cả liên danh đó sẽ cũng bị xem là vi phạm.
     
  • Khi thương thảo hợp đồng và ký kết thực hiện hợp đồng thì tất cả các thành viên liên danh đều phải tham gia ký, không được ủy quyền.
    Lưu ý khi tham gia liên danh đấu thầu
    Lưu ý khi tham gia liên danh đấu thầu
Như vậy, bài viết trên DauThau.info đã phân tích tìm hiểu các quy định về liên danh trong đấu thầu, quy định về thỏa thuận liên danh thầu và các lưu ý khi liên danh. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về nội dung đấu thầu khác hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, nhà thầu có thể liên hệ với DauThau.info qua các thông tin dưới đây để để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng:

Tác giả: Son Vu

Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

MBBANK Banner giua trang
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây