Có rất nhiều chủ đầu tư ở các địa phương hoặc các đơn vị như trường học, trạm y tế phải thực hiện đầu tư mua sắm thường xuyên theo hình thức đấu thầu nhưng không biết làm thế nào cả vì nhân sự thì có hạn mà lĩnh vực đấu thầu thì không có trường lớp đào tạo chính quy bài bản, trong khi công việc thì phải làm. Vậy phải làm thế nào? Hãy cùng DauThau.info hôm nay phân tích gợi ý cho tình huống nêu trên.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên thì phải thực hiện theo một trong các hình thức của Luật Đấu thầu 2013, nguồn vốn đó gồm:
Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;
Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);
Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
Chủ đầu tư không biết đấu thầu
Với những đơn vị thường xuyên sử dụng nguồn vốn nêu trên để chi hoạt động thường xuyên thì chúng ta thấy các đối tượng là rất nhiều và đa dạng, do đó xảy ra tình trạng chung là có rất nhiều chủ đầu tư bối rối không biết làm như thế nào, đặc biệt các trường học công lập, các trung tâm nghiên cứu với quy mô nhỏ nhân lực hành chính ít, các ủy ban nhân dân cấp xã, phường loay hoay không biết phải làm sao khi phải thực hiện đấu thầu mua sắm thường xuyên. Vậy phải làm sao để giải quyết bài toán này?
Như chúng ta đã biết trong quy trình của đấu thầu thì ngoài người có thẩm quyền, chủ đầu tư còn có bên mời thầu và các bộ phận ở dưới. Luật Đấu thầu (khoản 3 Điều 4) quy định bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu. Bên mời thầu có thể là chủ đầu tư (chủ đầu tư trực tiếp làm bên mời thầu) hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn (lựa chọn tư vấn đấu thầu làm bên mời thầu), cụ thể như:
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
Quyết định thành lập tổ chuyên gia;
Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;
Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;
Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;
Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
Như vậy, khi không có đủ năng lực thực hiện, chủ đầu tư hoàn toàn có thể thuê đơn vị tư vấn thay mình làm một số phần việc của Bên mời thầu, xin lưu ý chỉ làm thay một số phần việc của Bên mời thầu chứ không phải làm thay cả vai trò của Chủ đầu tư như một số trường hợp vẫn thực hiện nhầm (nếu tinh ý các bạn có thể tìm các gói thầu trên Muasamcong có rất nhiều đơn vị tư vấn thay mặt luôn cả chủ đầu tư!). Bởi lẽ có những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư như:
Xử lý tình huống trong đấu thầu
Ký và thực hiện hợp đồng (Có thể ủy quyền nhưng cơ chế vốn ngân sách không cho phép).
Lời khuyên khi chủ đầu tư không biết đấu thầu
Từ những phân tích nêu trên, DauThau.info khuyến nghị đưa ra 02 phương án để chủ đầu tư có thể lựa chọn như sau:
Phương án 1: Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn thực hiện một số nội dung của bên mời thầu, chủ đầu tư vẫn phải thực hiện một số vai trò của mình nên vẫn đăng ký tài khoản và chứng thư số công cộng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Phương án này cần lưu ý là phát sinh thêm 02 gói thầu (1 gói thầu thuê tư vấn, 1 gói thầu thuê tư vấn thẩm định), tuy nhiên không phải nhà thầu nào cũng "mặn mà" do kinh phí thường rất nhỏ.
Phương án 2: Chủ đầu tư tự thành lập tổ chuyên gia (vai trò thực hiện giúp việc tương tự bên mời thầu), tổ thẩm định để thẩm định quá trình thực hiện. Các cán bộ tham gia chỉ cần học qua lớp bồi dưỡng cơ bản về đấu thầu (thường là 02 ngày), trong quá trình làm có thể thuê thêm chuyên gia để hỗ trợ thao tác và thực hiện trên hệ thống hoặc liên lạc với DauThau.info để trợ giúp.
*** Lưu ý: Chủ đầu tư nên cẩn trọng việc khoán cho nhà thầu làm tất cả việc này nhé, vì đây là hành động thông thầu (nếu trúng thầu), ngoài ra việc phát hành hồ sơ đấu thầu thì nguy cơ cạnh tranh rất lớn, không dễ gì nhà thầu đó trúng được thầu khi tham gia.
Bài viết trên đây DauThau.info đã phân tích tình huống chủ đầu tư không biết đấu thầu thì phải làm thế nào, hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bên đang băn khoăn về vấn đề này. DauThau.info luôn đồng hành và mang đến nhiều những thông tin bổ ích cho các nhà thầu, bên mời thầu, chủ đầu tư quan tâm, trường hợp cần hỗ trợ sử dụng phần mềm săn tin thầu và giải đáp các tình huống đấu thầu vui lòng liên hệ:
Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký. Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí!
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Khi bước tới ánh sáng Đừng quên bóng tối sau lưng. "
Ngải Thanh
Sự kiện ngoài nước: Tháng 8-1990, với quan điểm Côoét thuộc lãnh thổ của mình, Irắc đã đưa quân vào chiếm đóng Côoét.
Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu rút quân ra khỏi Côoét nhưng Irắc không chấp hành.
Ngày 17-1-1991, Liên quân gồm 40 nước do Mỹ cầm đầu đã mở cuộc tiến công đầu tiên bằng tên lửa phóng từ tàu chiến Mỹ ở ngoài khơi vịnh Pécxích và sau đó dùng máy bay ném bom xuống các mục tiêu quan trọng ở Côoét và Irắc.
Chiến tranh vùng Vịnh đã kéo dài suốt 40 ngày đêm, đến ngày 28-1-1991 mới kết thúc.