Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Chào thầu là cách mà các nhà thầu đưa ra bảng chào giá hoặc năng lực nhân sự để gửi cho bên mời thầu nhằm chứng minh năng lực và khả năng cạnh tranh cho một gói thầu nhất định.
Hồ sơ chào thầu (Hồ sơ dự thầu) là loại hồ sơ chuyên biệt dùng để tham gia đấu thầu dự án, thường là dự án xây dựng, là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Sau đây tôi xin hướng dẫn cho trường hợp đấu thầu phổ biến nhất. Về cơ bản, bộ hồ sơ dự thầu gồm 2 túi hồ sơ: Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (HSĐXKT) và Hồ sơ đề xuất về tài chính (HSĐXTC) . Hai túi này tương ứng với hai giai đoạn của quá trình duyệt thầu, trong đó, chỉ các hồ sơ đạt các yêu cầu về kỹ thuật với được qua vòng xem xét đề xuất tài chính.
Việc đọc kỹ hồ sơ mời thầu nhằm nắm rõ được công nghệ thi công mà chủ đầu tư đề ra, cần phải nắm chắc ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT mà hồ sơ mời thầu đề ra, thiếu 1 trong các điều kiện này thì HỒ SƠ DỰ THẦU sẽ bị loại ngay lập tức.
Lưu ý không được sót biểu mẫu nào nếu thiếu sót hay là làm sai các biểu mẫu thì hồ sơ dự thầu của bạn sẽ bị loại ngay.
Một hồ sơ mời thầu thường có 3 phần:
1. Năng lực (Năng lực dành cho gói thầu và năng lực công ty)Phần năng lực cho gói thầu thì sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi gói thầu để chuẩn bi các nội dung cụ thể, miễn sao có đầy đủ các tài liệu sau:
– Đăng ký kinh doanh (phô tô công chứng) theo quy định không quá 6 tháng
– Đăng ký mẫu dấu
– Các hợp đồng tương tự đã thực hiện
– Báo cáo tài chính có xác nhận cơ quan thuế, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán càng tốt
– Danh sách cán bộ thực hiện gói thầu dự kiến
– Tùy theo yêu cầu sẽ có nhiều nội dung cụ thể khác,…
Phần hồ sơ năng lực công ty thì thường sẽ tùy theo mỗi doanh nghiệp, đôi khi cũng nằm trong danh mục yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đây được xem là tài liệu không bắt buộc, tuy nhiên lại rất quan trọng để tạo ấn tượng với đơn vị mời thầu, và điều quan trọng là hồ sơ cần thể hiện được năng lực cũng như thế mạnh của doanh nghiệp dự thầu. Vậy thì, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ năng lực như thế nào để tạo ấn tượng với đơn vị mời thầu. Đây chính là yếu tố mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần 2 – Hồ sơ năng lực.
2. Biện pháp thi côngCác bạn cần đọc rõ bản hồ sơ mời thầu để nắm rõ các yêu cầu và viết thuyết minh biện pháp thi công, bản vẽ biện pháp thi công, cái này có thể tham khảo các thuyết minh khác, không nên bỏ qua các biện pháp của hồ sơ mời thầu vì các chủ đầu tư sẽ chấm theo ý, các bạn có thể viết hay nhưng không có ý thì cũng ít điểm. Khi copy bài thì chỉnh sửa nội dung hợp lý tránh trường hợp lấy râu ông này chắp cằm bà kia thì cũng rớt.
3. Giá dự thầuĐây được xem là bước quan trọng vì nó chính là điều kiện để bạn có thể thắng thầu hay không. Khi các tiêu chí điểm về kỹ thuật đạt thì giá gói thầu sẽ được hội đồng xét thầu căn cứ để đưa ra ý kiến lựa chọn nhà thầu chính vì vậy lập giá gói thầu phải căn cứ mọi yếu tố để làm cho giá hợp lý nhất.
1. Kiểm tra kỹ Hồ sơ mời thầu đã đầy đủ thông tin cho 1 bản dự thầu chính xác chưa, nếu chưa phải ngay lập tức gửi công văn đến bên mời thầu đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu.
2. Làm y nguyên không được thay đổi nội dung, hình thức của các biểu mẫu trong hồ sơ mời thầu yêu cầu, không được làm thiếu một biểu mẫu nào mà HSMT yêu cầu phải có. Thông thường thì một bộ hồ sơ dự thầu bao gồm những phần như: thủ tục pháp lý; hồ sơ năng lực kinh nghiệm và các văn bản liên quan; hồ sơ năng lực tài chính, phần thuyết minh biện pháp thi công, giá dự thầu.
3. Riêng các phần thủ tục pháp lý (ĐKKD, ĐK thuế, báo cáo tài chính…) thì có văn bản sẵn của công ty, bạn chỉ cần ráp vào là xong, công việc của bạn là lập biện pháp thi công và giá dự thầu. 2 công việc này là 2 công việc chủ yếu và chiếm nhiều thời gian nhất trong quỹ thời gian phân bố cho bài thầu.
4. Khi lập biện pháp thi công (BPTC), tùy vào văn phong của bạn để viết, tuy nhiên cần chú ý để không bỏ qua các yêu cầu của hồ sơ mời thầu về biện pháp kỹ thuật thi công, dù bạn có viết hay đến mấy nhưng bạn lại thiếu những yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu của bạn cũng bị …rớt. Hiện tại có khá nhiều mẫu thuyết minh BPTC và các bạn chỉ việc copy & pate, nhưng hãy lưu ý rằng mỗi công trình là khác nhau và bạn không thể bê nguyên si được, hãy chỉnh sửa lại nội dung cho phù hợp với công trình/ bài dự thầu của doanh nghiệp mình. Tuyệt đối tránh việc làm công trình này lại bê tên công trình khác vào.
5. Lập đơn giá dự thầu thì yêu cầu bạn phải nắm được cách làm dự toán, hiểu bản vẽ thi công và bóc tách được khối lượng từ bản vẽ để kiểm tra, kể cả khối lượng trong HSMT cũng có thể không đầy đủ. Nếu khối lượng thiếu, bạn hãy làm một bản kiến nghị khối lượng riêng và không được cộng vào với phần khối lượng mà HSDT đã đưa ra.
Sau khi làm xong hết các phần công việc trên, hãy hoàn chỉnh hồ sơ của mình, bạn đừng quên kiểm tra lại một lần nữa nhé, giống như khi bạn làm bài kiểm tra vậy, hãy kiểm tra lại trước khi mang nộp bài. Phải chú ý đến các yêu cầu về bảo mật hồ sơ trong HSMT.
Hồ sơ năng lực công ty là ấn phẩm tối quan trọng để doanh nghiệp sử dụng trong các dự án đấu thầu. Nếu như trước khia, chỉ có các công ty xây dựng, bất động sản mới chú ý đến hồ sơ năng lực thì ngày nay, bất kể lĩnh vực ngành nghề nào doanh nghiệp cũng cần và nên thiết kế hồ sơ năng lực cho riêng mình và coi nó là tài liệu marketing/ bộ công cụ hỗ trợ bán hàng (sale kit).
Một cuốn hồ sơ công ty được chuẩn bị tốt sẽ giúp truyền tải một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất tên tuổi, hình ảnh và những thông tin quan trọng về công ty đến khách hàng, đối tác tiềm năng, giới thuyền thông và công chúng.
Nhìn chung, phần mục lục của hồ sơ công ty sẽ có những nội dung khác biệt tùy theo loại hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ của từng doanh nghiệp. Sau đây, Bigsouth xin điểm lại những nội dung quan trọng và thiết thực nhất cần phải có:
Với những nội dung gợi ý mà chúng tôi đề cập ở trên, bạn đã có thể tự làm một cuốn hồ sơ năng lực (profile) cho doanh nghiệp mình, yếu tố còn lại chỉ là bạn cần cuốn profile ở mức độ tiêu chuẩn hay chuyên nghiệp, tất cả tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi doanh nghiệp.
Vậy để thiết kế hồ sơ năng lực chuyên nghiệp, cần đảm bảo những tiêu chí sau đây:
Để có thể xây dựng nên một cuốn hồ sơ dự thầu hay hồ sơ năng lực hiệu quả, câu hỏi quan trọng cần đặt ra là:
“Điều gì giúp cho công ty chúng ta nổi trội hơn đối thủ?”
và
“Điều gì làm cho khách hàng nhớ đến chúng ta?”.
Như đã đề cập ở phần trên, mỗi loại hồ sơ đều có mục đích sử dụng khác nhau, nhưng nhìn chung là có sự linh hoạt tùy theo từng loại hình kinh doanh đặc thù, nên những gợi ý trên chưa phải là toàn bộ nội dung bạn cần phải chuẩn bị. Cần có sự bổ sung, thêm bớt phù hợp nhằm đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng và nêu bật được hình ảnh, thành tựu công ty cũng như giúp tăng cường sự tin tưởng nơi người đọc.
Theo: Mrs.Nguyễn Hà – Account Director – Bigsouth Brand
- So sánh hồ sơ năng lực và hồ sơ mời thầu theo mục đích sử dụng:
+ Hồ sơ dự thầu sử dụng để tham gia đấu thầu dự án.
+ Hồ sơ năng lực sử dụng để giới thiệu, truyền tải tên tuổi, và các thông tin quan trọng về công ty.
- So sánh hồ sơ năng lực và hồ sơ mời thầu theo nội dung:
+ Hồ sơ dự thầu: Nội dung của hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung về năng lực gói thầu, năng lực công ty, biện pháp thi công, giá dự thầu.
+ Hồ sơ năng lực bao gồm các nội dung: Tầm nhìn sứ mệnh (Giá trị cốt lõi), thông điệp/cam kết của người đại diện theo pháp luật công ty, giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm dịch vụ; giới thiệu văn hóa công ty; lịch sử hình thành phát triển; thành tựu đạt được;…
Nội dung về năng lực công ty là nội dung không bắt buộc phải có trong hồ sơ dự thầu, tùy theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- So sánh hồ sơ năng lực và hồ sơ mời thầu theo cách thức lập hồ sơ:
+ Hồ sơ dự thầu: Để lập được hồ sơ dự thầu phải đọc kỹ bản vẽ thi công, làm y nguyên và đầy đủ các biểu mẫu theo hồ sơ mời thầu gửi kèm, các nội dung về biện pháp thi công, giá phải dựa vào yêu cầu của hồ sơ mời thầu để xây dựng.
+ Hồ sơ năng lực: Để lập được hồ sơ năng lực thì phải nắm được các thông tin cơ bản về công ty, đồng thời có các tài liệu về pháp lý, tình trạng kinh doanh…của công ty.
Hình thức và nội dung của hồ sơ năng lực tùy thuộc vào quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp và ý chí của người lập hồ sơ. Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ có một form mẫu chuẩn của hồ sơ năng lực.
- So sánh hồ sơ năng lực và hồ sơ mời thầu theo cách thức nộp hồ sơ:
+ Hồ sơ dự thầu: Nộp đúng theo hướng dẫn và yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
+ Hồ sơ năng lực: Không có quy định bắt buộc về cách thức nộp.
Nguồn tham khảo: luatvietnam.vn
Tác giả: Nguyễn Thế Hùng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!
Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net