Ngày 27/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Đây là nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu mới nhất, hãy cùng DauThau.info tổng quan về Nghị định này nhé.
Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu năm 2024
Ngày 27/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Chi tiết Nghị định tải tại đây:
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu, bao gồm 12 chương và 134 điều. Theo đó, Nghị định 24/2024/NĐ-CP (Nghị định 24) đã cụ thể hóa các quy định đã được Luật giao Chính phủ quy định chi tiết như xây dựng cơ chế lựa chọn nhà thầu phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế, khuyến khích hoạt động mua sắm các sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Nghị định 24 đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cho chủ đầu tư; cắt giảm thời gian và chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu; tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin – đấu thầu qua mạng để nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế (Trích Báo điện tử chính phủ).
Nghị định 24 về tổng thể giải quyết 6 nhóm vấn đề, cụ thể: Nhóm vấn đề thứ nhất là quy định chi tiết một số điều mà trong Luật Đấu thầu 2023 giao cho Chính phủ hướng dẫn, bao gồm:
Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;
Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;
Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;
Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định;
Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;
Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu;
Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;
Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án;
Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;
Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;
Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;
Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;
Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng;
Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu;
Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;
Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm;
Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu.
Nhóm vấn đề thứ 2 đó là Nghị định hướng dẫn các trình tự, thủ tục đấu thầu, trong đó đặc biệt dành 1 chương quy định về mua sắm tập trung, mua sắm thuộc dự toán mua sắm, mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế (Chương VI). Nhóm vấn đề thứ 3 là đấu thầu qua mạng cũng đã dành 1 chương chuyên sâu về vấn đề này, trong đó có một số nội dung mới là Chào giá trực tuyến và Mua sắm trực tuyến (Chương VII). Nhóm vấn đề thứ 4 là quy định về hợp đồng (Chương VIII). Nhóm vấn đề thứ 5 là kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu và xử lý vi phạm trong đấu thầu (Chương IX). Nhóm vấn đề thứ 6 quy định về nội dung trách nhiệm thẩm định trong đấu thầu (Chương X).
Hiệu lực thi hành
Nghị định có hiệu lực ngày 27/02/2024 tức là có hiệu lực ngay lúc ban hành, các Nghị định hết hiệu lực thi hành sẽ bao gồm:
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 75, 76, 77 và 78 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Các điểm b, c khoản 2 và các điểm b, c khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;
Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu.
Bài viết trên được DauThau.info tổng hợp nhanh ngay khi có Nghị định 24/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu được ban hành, đây cũng là nghị định hướng dẫn luật đấu thầu mới nhất đến thời điểm hiện nay. Mong rằng bài viết hữu ích cho các nhà thầu và bên mời thầu quan tâm.
Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu, vui lòng liên hệ:
Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
Chào Bạn, Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.
Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net