Hồ sơ dự thầu là gì? Bộ hồ sợ dự thầu gồm những gì quan trọng?

Thứ năm, 20 Tháng Hai 2025 8:13 SA
Hồ sơ dự thầu là tài liệu quan trọng của doanh nghiệp/nhà thầu tham gia đấu thầu một gói thầu cụ thể và là tài liệu làm căn cứ để đánh giá năng lực, kinh nghiệm và xác định tài chính cho gói thầu. Việc nộp đầy đủ, chính xác và kịp thời hồ sơ dự thầu là yếu tố tiên quyết để nhà thầu có cơ hội trúng thầu. Bài viết hôm nay DauThau.info sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan bộ hồ sơ dự thầu gồm những gì quan trọng? Hãy cùng đón xem bài viết!
Hồ sơ dự thầu gồm những gì
Hồ sơ dự thầu gồm những gì

Hồ sơ dự thầu là gì?

Khoản 23 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 quy định rõ:

23. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Trong đó hồ sơ mời thầu gồm những gì thì chúng ta có thể xem định nghĩa: "Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu" và "Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, đàm phán giá, bao gồm các yêu cầu cho gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất".

Nói tóm lại, hồ sơ dự thầu là tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị theo yêu cầu và cung cấp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cách gọi thông thường của hồ sơ dự thầu có thể nói đến như: hồ sơ đấu thầu, hồ sơ chào thầu đều là nói đến hồ sơ dự thầu. Bộ hồ sơ dự thầu có thể gồm 1 túi (bao gồm đề xuất kỹ thuật và tài chính) hoặc 2 túi (Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và Hồ sơ đề xuất tài chính) được đóng gói riêng rẽ). 
 

Một bộ hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh gồm những gì?

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp (EC, PC, EPC , EP); lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Không có quy định cụ thể hồ sơ dự thầu phải gồm những gì? Tuy nhiên đối với mỗi loại gói thầu sẽ cần cung cấp các giấy tờ để đáp ứng từng quy định cụ thể được nêu ra trong hồ sơ mời thầu. Mỗi loại gói thầu sẽ có những tài liệu cơ bản giống nhau và những tài liệu khác theo yêu cầu từng loại gói thầu. Vậy hồ sơ thầu gồm những gì? Chúng ta hãy tiếp tục xem phần tiếp theo của bài viết để đi tìm câu trả lời.
Thành phần trong hồ sơ dự thầu
Thành phần trong hồ sơ dự thầu

Thành phần hồ sơ dự thầu bao gồm những gì? Với mỗi loại gói thầu thì hồ sơ đấu thầu sẽ gồm các thành phần cơ bản sau:
TT Loại gói thầu Thành phần cơ bản
1 Gói thầu xây lắp Giấy tờ chung:
  • Đăng ký kinh doanh
  • Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương như hướng dẫn tại bài viết của chúng tôi tại đây
  • Chứng chỉ năng lực hoạt động 
  • Các chứng nhận (ví dụ ISO...)
Giấy tờ với từng gói thầu cụ thể:
  • Đơn dự thầu
  • Bảo đảm/bảo lãnh dự thầu
  • Ủy quyền (nếu có)
  • Thỏa thuận liên danh (nếu tham gia với tư cách liên danh)
  • Tài liệu chứng minh về nguồn lực tài chính để thực hiện hợp đồng
  • Kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng tương tự
  • Năng lực và kinh nghiệm nhân sự chủ chốt
  • Năng lực về thiết bị thi công
  • Đề xuất về mặt kỹ thuật
  • Đề xuất về giá dự thầu và đơn giá dự thầu thuộc các bảng biểu
  • Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế (nếu có)
2 Gói thầu mua sắm hàng hóa Giấy tờ chung:
  • Đăng ký kinh doanh
  • Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương
  • Các chứng nhận (ví dụ ISO...), Kê khai về cơ sở sản xuất/nhà máy (đối với trường hợp là nhà sản xuất trực tiếp ra sản phẩm hàng hóa
  • Giấy phép bán hàng (đối với một số mặt hàng đặc biệt cần yêu cầu)
Giấy tờ với từng gói thầu cụ thể:
  • Đơn dự thầu
  • Bảo đảm/bảo lãnh dự thầu
  • Ủy quyền (nếu có)
  • Thỏa thuận liên danh (nếu tham gia với tư cách liên danh)
  • Kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng tương tự
  • Năng lực và kinh nghiệm nhân sự chủ chốt
  • Đề xuất về đặc tính kỹ thuật hàng hóa kèm theo tài liệu chứng minh
  • Đề xuất giải pháp và phương pháp luận để thực hiện gói thầu
  • Đề xuất về giá dự thầu và đơn giá dự thầu thuộc các bảng biểu
3 Gói thầu phi tư vấn Giấy tờ chung:
  • Đăng ký kinh doanh
  • Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương.
  • Các chứng nhận (ví dụ ISO...), chứng chỉ (nếu có).
Giấy tờ với từng gói thầu cụ thể:
  • Đơn dự thầu 
  • Bảo đảm/bảo lãnh dự thầu
  • Ủy quyền (nếu có)
  • Thỏa thuận liên danh (nếu tham gia với tư cách liên danh)
  • Kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng tương tự
  • Năng lực và kinh nghiệm nhân sự tham gia (nếu có)
  • Năng lực về thiết bị tham gia gói thầu (nếu có)
  • Đề xuất giải pháp và phương pháp luận để thực hiện gói thầu
  • Đề xuất về giá dự thầu và đơn giá dự thầu thuộc các bảng biểu
4 Gói thầu tư vấn Giấy tờ chung:
  • Đăng ký kinh doanh
  • Bản mô tả cơ cấu tổ chức của nhà thầu
  • Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương 
  • Chứng chỉ năng lực hoạt động 
  • Các chứng nhận (ví dụ ISO...)
Giấy tờ với từng gói thầu cụ thể:
  • Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất kỹ thuật
  • Ủy quyền (nếu có)
  • Thỏa thuận liên danh (nếu tham gia với tư cách liên danh)
  • Kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng tương tự
  • Năng lực và kinh nghiệm nhân sự chủ chốt, lý lịch của nhân sự tham gia
  • Năng lực về thiết bị
  • Đề xuất giải pháp và phương pháp luận thực hiện dịch vụ tư vấn cho gói thầu
  • Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính
  • Đề xuất về giá dự thầu và các bảng biểu thù lao chuyên gia, chi phí khác, phân tích thù lao...
5 Gói thầu hỗn hợp Gói thầu hỗn hợp thì cần chuẩn bị tất cả các giấy tờ của 3 loại gói thầu ở mục 1, mục 2, và mục 4. Riêng nếu đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thì đơn dự thầu không cần tách ra làm đơn dự thầu về kỹ thuật và đơn dự thầu tài chính riêng
6 Gói thầu theo đối tác công tư Giấy tờ chung:
  • Đăng ký kinh doanh
  • Bản mô tả cơ cấu tổ chức của nhà đầu tư
  • Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương
  • Chứng chỉ năng lực hoạt động (nếu có)
  • Các chứng nhận (ví dụ ISO...)
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
  • Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất kỹ thuật
  • Ủy quyền (nếu có)
  • Thỏa thuận liên danh (nếu tham gia với tư cách liên danh)
  • Kinh nghiệm về thực hiện dự án tương tự
  • Tài liệu cập nhật về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư
  • Đề xuất kỹ thuật thực hiện dự án
Hồ sơ đề xuất tài chính:
  • Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính
  • Đề xuất về tài chính đối với dự án
  • Các tính toán, bảng biểu liên quan đến đề xuất dự án

Trên đây là những nội dung chính của bộ hồ sơ dự thầu, trong đó cũng có nhiều nhà thầu băn khoăn vậy hồ sơ năng lực thầu ở đâu và gồm những gì và khi nào thì cung cấp. Ở đây DauThau.info xin được giải thích hồ sơ năng lực là một phần trong bộ hồ sơ dự thầu, năng lực của nhà thầu được thể hiện thông qua các giấy tờ chứng nhận mà nhà thầu đạt được, kinh nghiệm đã thực hiện các công trình trước đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm gần đây, các thành tựu mà nhà thầu đã thực hiện và đạt được trong lĩnh vực. Nhà thầu không cần thiết phải chuẩn bị bộ hồ sơ năng lực riêng để tham gia đấu thầu mà chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ theo từng yêu cầu của gói thầu như hướng dẫn nêu trên là có thể đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Hướng dẫn làm hồ sơ dự thầu

Đối với các gói thầu thông dụng như: xây lắp, hàng hóa, phi tư vấn thì DauThau.info đã có bài viết liên quan đến hướng dẫn các làm hồ sơ dự thầu, cụ thể:
Đối với gói thầu phi tư vấn có thể gần tương tự với gói thầu mua sắm hàng hóa, do đó có thể dựa vào nội dung bài viết để thực hiện, ngoài ra cần lưu ý đọc kỹ yêu cầu của hồ sơ mời thầu để xem thêm phần yêu cầu về nhân sự hay thiết bị (có thể có hoặc không) để bổ sung. Đối với gói thầu hỗn hợp thường là kết hợp của 2 trong 3 hoặc cả 3 loại trên.

Trên đây là bài viết tổng hợp của DauThau.INFO để chúng ta có hình dung về một bộ hồ sơ dự thầu gồm những gì? Trường hợp cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ:

Tác giả: Son Vu

Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ra mắt gói X4
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây