Hình thức mua sắm tập trung được quy định như thế nào trong Luật Đấu thầu mới?

Thứ năm, 30 Tháng M. một 2023 9:30 SA
Luật Đấu thầu 2023 quy định như thế nào về hình thức mua sắm tập trung? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết hôm nay của DauThau.info. Theo dõi ngay để có thêm thông tin hữu ích hỗ trợ hiệu quả cho công tác đấu thầu của doanh nghiệp nhé!
Hình thức mua sắm tập trung được quy định như thế nào trong Luật Đấu thầu mới?

Điều kiện áp dụng hình thức mua sắm tập trung

Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 có quy định cụ thể các hình thức mua sắm tập trung như sau:

Điều kiện áp dụng hình thức mua sắm tập trung
Điều kiện áp dụng hình thức mua sắm tập trung theo Luật Đấu thầu 2023
  • Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

  • Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh

  • Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 của Điều này.

Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung

Theo khoản 2 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung như sau:

Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung
Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung
  • (1) Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết

  • (2) Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ danh mục Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo điểm (1)

  • (3) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm) thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo điểm (1) và (2).

Quy định về hình thức mua sắm tập trung

Theo khoản 3 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về hình thức mua sắm tập trung như sau: 

“Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật này thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này thì được áp dụng hình thức đàm phán giá”

Quy định về cấp thực hiện mua sắm tập trung

Căn cứ theo khoản 4 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về cấp thực hiện mua sắm tập trung như sau:

Mua sắm tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia, cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp và được thực hiện theo một trong hai cách thức sau đây:

  • Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

  • Đơn vị mua sắm tập trung tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để đơn vị có nhu cầu mua sắm ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

Quy định về thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung

Điều 54 Luật Đấu thầu 2023 có quy định cụ thể về thỏa thuận khung trong hình thức mua sắm tập trung, cụ thể:

Quy định về thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung
Quy định về thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung
  • Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn đối với gói thầu không chia phần hoặc đối với một phần của gói thầu chia phần

  • Thỏa thuận khung quy định nội dung và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể

  • Thời hạn áp dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 36 tháng. Tại thời điểm ký thỏa thuận khung, hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực

  • Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào thỏa thuận khung.

Trên đây là những chia sẻ của DauThau.info về những thông tin liên quan đến hình thức mua sắm tập trung theo Luật Đấu thầu 2023. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho quý doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu về hình thức này. Hãy theo dõi ngay những bài viết liên quan đến Luật Đấu thầu 2023 trên DauThau.info để cập nhật những thông tin mới nhất!

Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:

Tác giả: Hồ Thị Linh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

MBBANK Banner giua trang
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây