Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật đấu thầu 2013 có quy định, khi thực hiện lựa chọn nhà thầu, nhà thầu qua mạng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì một trong số những nội dung nhà thầu, nhà đầu tư cần thực hiện là “Nộp bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thỏa thuận liên danh;”
Tại Khoản 1 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 có quy định cụ thể về định nghĩa bảo lãnh dự thầu như sau: “Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”
Căn cứ vào quy định về định nghĩa bảo lãnh dự thầu có thể thấu, bảo lãnh dự thầu chính là biện pháp mà nhà thầu, nhà đầu tư cần áp dụng nhằm đảm bảo trách nhiệm dự thầu và được thực hiện thông qua các hình thức như:
Đặt cọc.
Ký quỹ.
Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của Luật đấu thầu 2013 bảo lãnh dự thầu còn được gọi là bảo đảm dự thầu là một trong những bước quan trọng khi lựa chọn nhà thầu, đảm bảo nghĩa vụ thực hiện dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 11 Luật đấu thầu 2013 có quy định cụ thể về các trường hợp bảo lãnh dự thầu, cụ thể như sau:
“a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.”
Nếu gói thầu của bên mời thầu thuộc một trong các trường hợp trên thì nhà thầu, nhà đầu tư cần thực hiện bảo đảm dự thầu.
Giá trị đảm bảo dự thầu được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 11 Luật đấu thầu 2013, cụ thể:
“a) Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;
b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.”
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 11 Luật đấu thầu 2013 có quy định cụ thể như sau: “Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.”
Như vậy, không có quy định cụ thể về giới hạn thời gian có hiệu lực của đảm bảo dự thầu, mà thời gian này chỉ phụ thuộc chủ yếu vào hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được xác định thông qua thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày nữa.
Quy định về gia hạn thời gian đảm bảo dự thầu được quy định tại Khoản 5 Điều 11 Luật đấu thầu 2013, cụ thể:
“Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp.
Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.”
Về việc hoàn trả bảo đảm dự thầu được pháp luật quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều 11 Luật đấu thầu 2013 cụ thể như sau:
“6. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
7. Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này.
8. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
b) Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này;
d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Theo Điểm d, Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của chính phủ có quy định cụ thể về đảm bảo dự thầu hợp lệ như sau: “Đảm bảo dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;"
Theo hướng dẫn tại Khoản 19.3, Mục 19, Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng (mẫu số 1A) ban hành kèm thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/05/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì bảo lãnh dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc các trường hợp sau đây:
Có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định Mục 19.2 CDNT
Không đúng tên Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng)
Không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Bên mời thầu.
Như vậy, đối với trường hợp sai tên đơn vị thụ hưởng, cần xem lại trong hồ sơ mời thầu có quy định đơn vị thụ hưởng là bên nào. Nếu trong thư bảo lãnh dự thầu của nhà thầu ghi sai tên đơn vị thụ hưởng thì bảo đảm dự thầu đó không hợp lệ, dẫn đến hồ sơ dự thầu cũng không hợp lệ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về đảm bảo dự thầu, hy vọng những chia sẻ trên của DauThau.info đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hay, hữu ích về bảo đảm dự thầu. Trong quá trình tham gia đấu thầu nếu có điều gì thắc mắc cần được hỗ trợ liên hệ ngay hotline 0904.634.288 hoặc fanpage: http://m.me/dauthau.info để được chuyên viên tư vấn, hỗ trợ tận tình.
Tác giả: Hồ Thị Linh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!
Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net
"Tình yêu là nỗ lực hình thành tình bạn được cái đẹp truyền cảm hứng. "
Marcus Tullius Cicero
Sự kiện trong nước: Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược...