Vi phạm đấu thầu thiết bị y tế, vì sao nên nỗi?

Thứ năm, 10 Tháng Tám 2023 10:29 SA
Trong thời gian vừa qua, vấn đề vi phạm trong đấu thầu trang thiết bị y tế khiến nhiều lãnh đạo bệnh viện, các doanh nghiệp lớn bị xử lý hình sự và vướng vào vòng lao lý. Vậy nguyên nhân do đâu, vì sao nên nỗi này? Hãy cùng DauThau.info tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sai phạm trong đấu thầu thiết bị y tế.
Vi phạm trong đấu thầu y tế
Vi phạm trong đấu thầu y tế

Quy định đấu thầu trang thiết bị y tế

Việc đầu tiên chắc không ít người sẽ thắc mắc không biết đấu thầu trang thiết bị y tế thì thực hiện theo quy định nào, Luật nào? Mặc dù thuốc hay thiết bị y tế có tính chất đặc thù hơn các lĩnh vực khác, tuy nhiên đây là hoạt động đầu tư, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc do các đơn vị công lập thực hiện, do đó tất cả đều phải thực hiện theo Luật Đấu thầu 2013 (mới đây ban hành Luật Đấu thầu 2023 sẽ có hiệu lực từ năm 2024) và Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu. Ngoài ra do tính chất đặc thù của ngành y tế nên Bộ Y tế có ban hành một số Thông tư hướng dẫn, hiện nay như Thông tư số 08/2023/TT-BYT, Thông tư số 14/2023/TT-BYT.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến vi phạm đấu thầu trang thiết bị y tế

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sai phạm đấu thầu y tế nói chung và vi phạm đấu thầu thiết bị y tế nói chung đó là có sự "móc ngoặc, thông đồng" giữa bên mời thầu/chủ đầu tư với nhà thầu nhằm nâng giá bán thuốc, vật tư thiết bị y tế để các bên cùng hưởng lợi.

Nhà thầu thực hiện mua bán "lòng vòng" qua nhiều doanh nghiệp để xử lý tài chính (nâng giá bán) đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh không công bằng thông qua tính chất đặc thù của thiết bị hoặc tính chất độc quyền của mặt hàng. Chủ đầu tư thì phê duyệt giá gói thầu cao, tạo cơ chế cạnh tranh không bình đẳng cho các nhà thầu "ruột" để tham dự thầu. 
Sai phạm trong đấu thầu Y tế
Sai phạm trong đấu thầu Y tế
Lỗi cơ bản dẫn đến sai phạm trong đấu thầu thiết bị y tế đó là quá trình phê duyệt giá gói thầu, nếu như trước đây quy định tại Thông tư số 14/2020/TT-BYT: Giá gói thầu được xây dựng trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán đối với dự án, giá gói thầu là tổng giá trị của gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế.

Khi lập dự toán giá gói thầu, cơ sở y tế phải tham khảo giá trang thiết bị y tế trúng thầu trong vòng 12 tháng trước đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Bộ Y tế để làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng trang thiết bị y tế, cụ thể như sau: Giá kế hoạch của trang thiết bị y tế không được cao hơn giá trúng thầu của trang thiết bị y tế đó đã thực hiện hoặc giá trúng thầu đã công bố.
 
Trường hợp giá cao hơn phải giải trình, thuyết minh cụ thể; đối với những trang thiết bị y tế chưa có giá trúng thầu được đăng tải, khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ theo các tài liệu hướng dẫn của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đấu thầu có liên quan về xây dựng giá gói thầu bảo đảm phù hợp với giá trang thiết bị y tế đó trên thị trường tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Chính việc quy định chung chung này dẫn tới hệ lụy giá gói thầu được xây dựng "tùy tiện" đối với những trang thiết bị mới, chưa có giá (các thiết bị thì luôn thay đổi cải tiến rất nhanh trong thời gian gần đây). Ngược lại, chính quy định này cũng gây không ít khó khăn cho hàng loạt gói thầu, với các trang thiết bị đã trúng thầu trong vòng 12 tháng trước đó, do giai đoạn đầu năm 2023 có sự lạm phát lớn của giá cả tất cả các mặt hàng chung.

Khắc phục vi phạm đấu thầu y tế

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành "tạm" Thông tư số 14/2023/TT-BYT nhằm khắc phục cơ bản những hạn chế khi xây dựng giá gói thầu. Theo đó đã đưa ra 03 phương pháp xây dựng giá gói thầu, gồm:

a) Thu thập báo giá do các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi là nhà cung cấp) thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế cung cấp;
b) Khảo sát giá trúng thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (https://muasamcong.gov.vn);
c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

Thông tư này có hiệu lực đến hết 31/12/2023 (do đó tạm gọi là Thông tư tạm). Ngoài ra, Luật Đấu thầu 2023 mới ban hành và có hiệu lực năm 2024 tới đây cũng đã đưa nhiều nội dung mới liên quan đến đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Để tìm hiểu vấn đề này kỹ càng chúng ta còn phải tiếp tục chờ hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Y tế thông qua ban hành các Nghị định và Thông tư mới. Hy vọng rằng sắp tới đây các quy định, hướng dẫn cụ thể sẽ làm hạn chết bớt sai phạm trong đấu thầu thiết bị y tế. 

Trên đây là bài viết về các vi phạm đấu thầu thiết bị y tế của của DauThau.info, mong rằng sẽ có ích cho các nhà thầu. Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu, vui lòng liên hệ:

Tác giả: Son Vu

Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
 Tags: đấu thầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

AI Tư Vấn Đấu Thầu
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây