Quy định mới về Đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023

Thứ tư, 26 Tháng Bảy 2023 3:28 CH
Đấu thầu rộng rãi là một hình thức đấu thầu phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng. Vậy theo Luật Đấu thầu 2023, đấu thầu rộng rãi được quy định như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của DauThau.info!
Quy định mới về Đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023
Quy định mới về Đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023

CLICK HERE to view in English

1. Đấu thầu rộng rãi là gì?

Được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Đấu thầu 2023, Đấu thầu rộng rãi được hiểu như sau:

Điều 21. Đấu thầu rộng rãi
1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu không giới hạn số lượng nhà thầu tham dự. Bạn có thể tham gia đấu thầu gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà không cần lo lắng về việc bị giới hạn số lượng nhà thầu tham gia. 
gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi
Gói thầu thực hiện theo hình thức Đấu thầu rộng rãi

Hình thức đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu thầu 2023 có một số bổ sung, thay đổi nhỏ so với Luật Đấu thầu 2013 về việc phải nêu ra lý do và chịu trách nhiệm về việc không áp dụng đấu thầu rộng rãi (khoản 2 Điều 21)

2. Những gói thầu được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi?

Theo như quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Đấu thầu 2023, quy định về những gói thầu được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi như sau:

2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật này. Trường hợp không đấu thầu rộng rãi, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do không thực hiện đấu thầu rộng rãi; người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc không áp dụng đấu thầu rộng rãi. 

Như vậy, tất cả gói thầu đều có thể áp dụng đấu thầu rộng rãi, trừ các trường hợp gói thầu áp dụng theo các hình thức sau đây: 
  • Đấu thầu hạn chế
  • Chỉ định thầu
  • Chào hàng cạnh tranh
  • Mua sắm trực tiếp
  • Tự thực hiện
  • Tham gia thực hiện của cộng đồng
  • Đàm phán giá
  • Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

3. Hạn mức đấu thầu rộng rãi qua mạng là bao nhiêu? Giá trị bao nhiêu phải đấu thầu rộng rãi qua mạng?

Hạn mức đấu thầu qua mạng là bao nhiêu? Giá trị bao nhiêu phải đấu thầu rộng rãi qua mạng? Cùng xem ngay giải đáp chi tiết ở nội dung bên dưới!

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT về lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng thì hạn mức đấu thầu rộng rãi qua mạng được quy định như sau:
2. Năm 2023:

a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa (bao gồm thuốc), xây lắp, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 200 tỷ đồng, trừ gói thầu hỗn hợp, gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ;
3. Từ năm 2024 trở đi:

a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa (bao gồm thuốc), xây lắp, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 500 tỷ đồng, trừ gói thầu hỗn hợp, gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ;

Như vậy, hạn mức đấu thầu rộng rãi qua mạng năm 2023 là không quá 200 tỷ đồng, từ năm 2024 trở đi là không quá 500 tỷ đồng.

4. Quy trình đấu thầu rộng rãi được quy định như thế nào?

Theo quy định khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023, Quy trình đấu thầu rộng rãi được quy định như sau:

1. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; 
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu; 
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. 
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng. 
Như vậy, đối với đấu thầu rộng rãi, quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo 6 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu. Ở bước này, bên mời thầu cần thực hiện lập hồ sơ mời thầu (HSMT) và thẩm định, phê duyệt HSMT. Sau khi lập xong, hồ sơ mời thầu cần được thẩm định trước khi phê duyệt.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu. Bên mời thầu tiến hành đăng tải thông báo mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Sau đó, nhà thầu dựa trên những yêu cầu của HSMT để chuẩn bị, lập hồ sơ dự thầu (HSDT) và nộp lại cho bên mời thầu.

Bước 3: Đánh giá HSDT. Hết thời gian nộp thầu, bên mời thầu sẽ đóng thầu. Trong thời gian 01 giờ kể từ thời điểm đóng thầu, bên mời thầu và tổ chuyên gia sẽ tiến hành công khai việc mở thầu và tiến hành đánh giá HSDT. Sau đó, tổ chuyên gia sẽ thực hiện việc đánh giá các hồ sơ dự thầu, lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét.

Bước 4: Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.

*** Lưu ý: Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);

Bước 6: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi (hình minh họa)

5. 03 tình huống thường gặp về đấu thầu rộng rãi

Trong quá trình chăm sóc khách hàng, DauThau.info nhận được rất nhiều câu hỏi của các nhà thầu về những vấn đề xoay quanh hình thức đấu thầu rộng rãi, dưới đây là một số câu hỏi nổi bật nhất. 

5.1. Phát sinh chi phí với gói thầu tư vấn đấu thầu rộng rãi, phải làm thế nào?

Nhà thầu hỏi: Mình là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu tư vấn đấu thầu rộng rãi. Giờ phát sinh chi phí trên 500 triệu thì xử lý như thế nào? Có được phép chỉ định thầu không?

DauThau.info giải đáp: Trường hợp phát sinh chi phí thì tùy tình huống mà thực hiện thương thảo bổ sung hợp đồng. Nếu không thì hình thành gói thầu mới với khối lượng công việc và chi phí phát sinh.

5.2. Gói thầu tổ chức sự kiện áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng, được chỉ định địa điểm tổ chức sự kiện không?

Nhà thầu hỏi: Tôi có gói thầu trên 1 tỷ về tổ chức sự kiện hội thảo khoa học, đấu thầu rộng rãi qua mạng và chỉ định địa điểm tổ chức là khách sạn X. Vậy việc chỉ định địa điểm tổ chức có sai quy định đấu thầu không ạ? 

DauThau.info giải đáp: Việc thực hiện chỉ định địa điểm có thể chấp nhận được, miễn là việc chỉ định địa điểm tổ chức sự kiện đó có nhiều nhà thầu tham gia cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện tại địa điểm X được.

5.3. Quần áo của thương hiệu độc quyền thì áp dụng hình thức đấu thầu nào?

Nhà thầu hỏi: Đối với quần áo của thương hiệu độc quyền thì cần áp dụng hình thức đấu thầu nào ạ?

DauThau.info giải đáp: Hàng hóa độc quyền hay không thì không liên quan đến việc áp dụng hình thức đấu thầu nào, trong HSMT cũng không thể/không được phép ghi rõ thương hiệu đó mà căn cứ vào quy mô, tính chất gói thầu để áp dụng hình thức phù hợp, có thể đấu thầu rộng rãi/ chào hàng cạnh tranh, đấu thầu hạn chế,...

Trên đây là chia sẻ của DauThau.info về đấu thầu rộng rãi theo Luật Đấu Thầu 2023. Mong rằng sẽ hỗ trợ quý doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu. 

Trường hợp cần hỗ trợ sử dụng phần mềm săn tin thầu và giải đáp các tình huống đấu thầu vui lòng liên hệ với DauThau.info qua: 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

MBBANK Banner giua trang
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây