4 tips quan trọng giúp nhà thầu thắng thầu!

Thứ bảy, 17 Tháng Bảy 2021 8:05 SA
Bất cứ nhà thầu nào tham dự thầu đều muốn thắng thầu, vậy con đường nào để dành vinh quang thắng thầu? Hãy cùng DauThau.info chia sẻ kinh nghiệm dưới bài viết
4 tips quan trọng giúp nhà thầu thắng thầu!

CLICK HERE to view in English

Điều kiện để trúng thầu gồm những gì?

Trước hết chúng ta đi tìm hiểu điều kiện nào để trúng thầu, việc này đã được quy định rất rõ trong Điều 42 và Điều 43 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:
Điều 42. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
1. Nhà thầu tư vấn là tổ chức được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
b) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
c) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
d) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
2. Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu;
b) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
3. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.

Điều 43. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
b) Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;
c) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
d) Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;
đ) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
2. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.
Như vậy, tùy thuộc vào loại gói thầu mà có những điều kiện khác nhau, tuy nhiên tựu trung lại là cần có hồ sơ dự thầu hợp lệ, đề xuất đáp ứng yêu cầu, năng lực kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu, giá dự thầu cạnh tranh nhất. Đối với trường hợp vượt dự toán gói thầu chúng tôi đã có bài viết phân tích TẠI ĐÂY.


4 tips nhà thầu cần nắm vững

Từ những quy định cơ bản trên, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều năm tham gia đấu thầu chúng tôi đưa ra 4 tips quan trọng sau đây để bạn có hồ sơ dự thầu tốt nhất:


1. Chuẩn bị các tài liệu để hồ sơ dự thầu hợp lệ

Cần phải chuẩn bị các tài liệu quan trọng để đảm bảo hồ sơ dự thầu hợp lệ như Đăng ký kinh doanh, đăng ký thành lập; Rà soát lại các báo cáo tài chính, đảm bảo doanh nghiệp của mình không hạch toán phụ thuộc; Không đang có những vấn đề liên quan đến nợ thuế hoặc các khoản nợ có thể phá sản; Kiểm tra đã đăng ký trên hệ thống đấu thầu quốc gia chưa; Bảo lãnh dự thầu phải có giá trị, thời gian phù hợp với yêu cầu, không có sai xót về bên thụ hưởng hay các điều kiện khác gây bất lợi cho bên mời thầu.
Đơn dự thầu cần rà soát theo mẫu, tránh đưa vào những điều kiện khác với yêu cầu, không chào hai giá đối với gói thầu chỉ có 1 phần.


2. Viết các đề xuất, yêu cầu kỹ thuật phù hợp

Vấn đề này chúng tôi đã có nhiều bài viết gợi ý, hướng dẫn, ở đây chỉ nhắc lại là chúng ta cần đọc kỹ đầu bài. Đặc biệt với những  gói thầu sử dụng phương pháp chấm điểm thì phải xem xét điểm yêu cầu tối thiểu từng mục, cố gắng viết rõ ràng, mạch lạc và logic từng mục cũng như xuyên suốt hồ sơ. Tận dụng những điểm mạnh (nếu có) tương ứng để đạt được điểm cao nhất ở từng mục. Đối với gói thầu yêu cầu theo dạng "đạt-không đạt" thì cần thận trọng đề xuất từng mục để được đánh giá là "đạt"


3. Tìm kiếm thông tin, đánh giá các đối thủ cạnh tranh

Thông tin về các đối thủ cạnh tranh thường rất khó, đặc biệt đối với đấu thầu qua mạng càng khó hơn. Nắm bắt được những đối thủ cạnh tranh luôn là mong mỏi của những nhà thầu để từ đó ra những chiến lược giá phù hợp, hiện nay chưa có bất kỳ một phần mềm hay ứng dụng nào có thể giúp ích ngoài gói VIP3 của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin gợi mở cho các nhà thầu về các đối thủ có thể có (Xin lưu ý là thông tin gợi mở về các đối thủ có thể có).


4. Xây dựng giá dự thầu phù hợp

Khi xây dựng giá dự thầu, việc đầu tiên là chúng ta phải luôn nhìn vào giá gói thầu (dự toán gói thầu được duyệt) làm trần để không (nên) được vượt, việc soi ra giá gói thầu đôi khi cũng không phải lúc nào cũng dễ dàng với các nhà thầu, nhưng nếu là thành viên và đã tham gia các gói phần mềm (VIP1, VIP2...) thì việc soi giá gói thầu rất dễ dàng.

Từ các thông tin nội bộ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay khả năng cung cấp của mình, kết hợp với các thông tin bên ngoài thu thập được thì cần ra quyết định đối với giá tham dự thầu, việc này cũng nên bảo mật ít người biết càng tốt hoặc chỉ có người thẩm quyền cao nhất trong nhà thầu biết (Việc xây dựng giá tham dự thì công khai, nhưng khi bỏ thầu thì còn có thư giảm giá/mục giảm giá do người quyết định quyết).

Giá tham dự thầu cần phải cạnh tranh, đối với phương pháp đánh giá thấp nhất thì phải tính đến làm sao là giá thấp nhất, đối với phương pháp đánh giá tổng hợp thì có tính đến lợi thế (đôi khi cũng là yếu thế) của điểm kỹ thuật, điểm giá để tính toán sao điểm tổng hợp của mình là cao nhất, đối với trường hợp này bản thân nhà thầu phải ước lượng được điểm kỹ thuật của mình đạt được là bao nhiêu để từ đó cân nhắc xác định giá dự thầu phù hợp.

Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi để giúp các nhà thầu có cơ hội thắng thầu một cách cao nhất. Trường hợp cần thông tin về các gói dịch vụ cung cấp của DauThau.info xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Tác giả: Son Vu

Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

MBBANK Banner giua trang
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây