Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bản đánh giá năng lực thu gọn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nhằm giúp khách hàng dễ dàng hơn trong quá trình tra cứu Danh sách tổ chức xây dựng đã được kiểm duyệt, DauThau.info đã bổ sung tính năng tra cứu ngay trên hệ thống. Người dùng chỉ cần truy cập vào menu Đấu Thầu → Chọn Các thông tin khác → Chọn Tra cứu tổ chức xây dựng để tiến hành xem và tìm kiếm thông tin.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay còn gọi là chứng chỉ năng lực xây dựng, đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng và có nhiều lợi ích đáng kể:
Xác nhận khả năng chuyên môn: Chứng chỉ này chứng minh rằng cá nhân hoặc tổ chức có đủ kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện các công việc xây dựng tương ứng với hạng chứng chỉ một cách hiệu quả và an toàn.
Tăng cường uy tín và độ tin cậy: Việc sở hữu chứng chỉ giúp nâng cao uy tín của cá nhân hoặc tổ chức trong ngành xây dựng, từ đó thu hút khách hàng và đối tác.
Tuân thủ quy định pháp luật: Tại Việt Nam, việc có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là yêu cầu bắt buộc để thực hiện các dự án xây dựng nhằm đảm bảo các công trình xây dựng được thực hiện theo các quy định và tiêu chuẩn pháp lý. Điều này được quy định cụ thể tại tại Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP.
Nâng cao khả năng cạnh tranh: Các nhà thầu là công ty xây dựng có chứng chỉ năng lực mới đáp ứng yêu cầu trong các dự án đấu thầu (Trừ công trình cấp IV), vì chứng chỉ này chứng minh khả năng và độ tin cậy của họ.
Tóm lại, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là một công cụ quan trọng giúp nâng cao chất lượng công việc, uy tín và khả năng cạnh tranh trong ngành xây dựng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì khi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng thuộc các trường hợp sau thì phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, cụ thể:
“1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
Khảo sát xây dựng;
Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Thi công xây dựng công trình;
Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
Kiểm định xây dựng;
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng”
Về phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực, quý doanh nghiệp có thể tham khảo qua Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP để hiểu rõ hơn.
Tuy nhiên, nếu thuộc vào một trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP thì không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực khi thực hiện công việc cụ thể:
“3. Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:
Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
Thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình;
Tham gia hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này
Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.”
Theo khoản 1 Điều 86 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 28 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:
Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;
Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III; tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận theo quy định tại Điều 100 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III cho tổ chức là hội viên, thành viên của mình.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 29 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình)
Kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực đối với cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với chức danh chỉ huy trưởng chỉ có kinh nghiệm thực hiện công việc về thi công xây dựng thì thay thế bằng văn bằng được đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận tương ứng với quy định tại khoản 4 Điều 67 Nghị định này, kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP (không yêu cầu kê khai nội dung về chứng chỉ hành nghề); văn bằng được đào tạo của các cá nhân tham gia thực hiện công việc;
Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);
Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);
Các tài liệu theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.
Theo Điều 90 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:
Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực;
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung, gia hạn chứng chỉ năng lực; trong thời hạn 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
⇒ Đăng ký làm thủ tục hành chính Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại đây
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2022/TT-BTC mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
"Điều 4. Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân được quy định như sau:
a) Mức thu lệ phí cấp lần đầu, điều chỉnh hạng, chuyển đổi:
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức: 1.000.000 đồng/chứng chỉ.
- Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân: 300.000 đồng/chứng chỉ.
b) Mức thu lệ phí cấp lại, bổ sung nội dung, điều chỉnh, gia hạn chứng chỉ bằng 50% mức thu lệ phí tại điểm a khoản này."
Như vậy, mức thu lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 1.000.000 đồng cho tổ chức và 300.000 đồng đối với cá nhân.
Theo Điều 100 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về điều kiện để tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:
“1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước;
b) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục V Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội.
3. Trình tự, thực hiện thủ tục công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực:
a) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Bộ Xây dựng để được công nhận;
b) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Xây dựng xem xét và ban hành quyết định công nhận tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực. Quyết định công nhận được gửi cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định.”
Như vậy, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được phép cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 100 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Sau đây là danh sách các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề và quyết định của Bộ Xây dựng, cụ thể:
Quyết định 291/QĐ-BXD công nhận Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
Quyết định 17/QĐ-BXD công nhận Tổng Hội xây dựng Việt Nam (viết tắt là VFCEA) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
Quyết định 1006/QĐ-BXD công nhận Hội pháp luật xây dựng Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
Quyết định 144/QĐ-BXD công nhận Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
Quyết định 1366/QĐ-BXD công nhận Tổng hội xây dựng Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mà DauThau.info muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trong quá trình sử dụng, nếu có điều gì thắc mắc về tính năng của phần mềm hoặc cần tư vấn sử dụng các gói phần mềm của DauThau.info, hãy liên hệ ngay theo các kênh sau:
Tác giả: Hồ Thị Linh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!
Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net
"Tuổi trẻ chấm dứt khi tính vị kỷ kết thúc; sự trưởng thành bắt đầu khi ta sống vì người khác. "
Hermann Hesse
Sự kiện trong nước: Giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày...