Giải đáp thắc mắc về hình thức thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa

Thứ ba, 20 Tháng Chín 2022 9:55 SA
Đấu thầu được coi là một trong những hình thức thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của một đất nước. Trong đó, gói thầu mua sắm hàng hóa là lĩnh lực được nhiều người quan tâm và hoạt động khá sôi nổi trong thị trường đấu thầu.
Giải đáp thắc mắc về hình thức thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa
Giải đáp thắc mắc về hình thức thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa

Hình thức thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa là gì?

Trong buổi livestream về Hướng dẫn nhà thầu tìm kiếm và “săn” thầu chủ động về email, chị Hằng đã đặt câu hỏi cho DauThau.info như sau:

“Em có gói mua sắm dưới 20 triệu đồng thì thực hiện như thế nào?”

Với câu hỏi của chị Hằng, anh Vũ Đình Sơn - Chuyên gia đấu thầu của DauThau.info trả lời:

Chào chị Hằng, tôi vẫn chưa rõ về câu hỏi của chị về loại hàng hóa như thế nào. Tuy nhiên, trong đấu thầu thường có 2 trường hợp về loại hàng hóa:

  • Hàng hóa thuộc dự án Đầu tư phát triển: Bất kể là dự án lớn hay bé thì chúng ta đều cần thực hiện các thủ tục theo Luật đấu thầu 2013

  • Hàng hóa thuộc mua sắm thường xuyên: Với trường hợp này thì chúng ta cũng phải thực hiện các thủ tục theo Luật đấu thầu, tuy nhiên điểm khác ở đây là với loại hàng hóa mua sắm thường xuyên thì chúng ta không cần thiết phải phê duyệt dự án đầu tư mà chỉ cần phê duyệt dự toán mua sắm và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT). Sau khi phê duyệt xong, chúng ta tiến hành đăng tải KHLCNT lên Hệ thống đấu thầu quốc gia và thực hiện các quy trình theo Luật đấu thầu (ở đây có thể thực hiện Chào hàng cạnh tranh, Chào hàng cạnh tranh rút gọn, Chỉ định thầu,...)

Đối với gói thầu mua sắm của chị là dưới 200 triệu đồng thì theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP thông thường là sử dụng phương pháp Chào hàng cạnh tranh hoặc Chào hàng cạnh tranh rút gọn với các thủ tục đơn giản, chúng ta chỉ cần đăng tải hồ sơ yêu cầu, hồ sơ báo giá và các nhà thầu chỉ cần nộp báo giá theo hồ sơ yêu cầu. Thời gian chỉ trong vòng 03 ngày là có thể thực hiện được, không cần nhà thầu phải có báo cáo tài chính, bảo lãnh dự thầu,.... Hình thức này có thể nói là gần giống với hình thức Chào giá trước đây.

Chị Hằng có hỏi thêm: “Mức dự toán bao nhiêu thì áp dụng được chỉ định thầu ạ?”

Anh Sơn tiếp lời: Theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP, có 3 hạn mức như sau:
  • Dưới 01 tỷ đồng đối với các gói thầu: mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
  • Dưới 500 triệu đồng đối với các gói thầu: cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;
  • Dưới 100 triệu đồng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên;

Video: Giải đáp thắc mắc về hình thức thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa

Dưới đây là video giải đáp thắc mắc về hình thức thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Video: Giải đáp thắc mắc về hình thức thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa

Trong trường hợp chị Hằng vẫn còn thắc mắc và muốn trao đổi chi tiết hơn, chị có thể cung cấp thêm thông tin bằng cách gọi đến tổng đài hoặc gửi vào hòm thư của DauThau.info để anh Sơn kịp thời giải đáp. 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Buổi livestream sẽ diễn ra vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần (từ 09h00 - 11h00), để đạt hiệu quả cao hơn, các nhà thầu vui lòng đăng ký giải đáp các câu hỏi, đồng thời bình chọn cho chủ đề các buổi livestream tiếp theo, chúng tôi sẽ lựa chọn chủ đề được nhiều bình chọn nhất để tổ chức trước. Các nhà thầu có thể bình chọn chủ đề tại đây.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

AI Tư Vấn Đấu Thầu
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây