06 câu hỏi về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu

Thứ năm, 27 Tháng Sáu 2024 10:12 SA
Trong quá trình hỗ trợ khách hàng, DauThau.info nhận được một số thắc mắc liên quan đến nội dung về kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu. Bài viết này, DauThau.info sẽ chia sẻ đến bạn 06 câu hỏi liên quan đến nội dung này. Cùng tìm hiểu để có thêm thông tin nhé!
06 câu hỏi về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu
06 câu hỏi về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu

1. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập khi nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Đấu thầu 2023, quy định về thời gian lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu như sau: 

2. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập đồng thời hoặc độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

2. Nội dung của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập như thế nào?

Cũng tại Điều 36 Luật Đấu thầu 2023 (khoản 3), quy định về nội dung của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm: 

3. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
 
a) Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;
 
b) Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;
 
c) Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu;
 
d) Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu;
 
đ) Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm: phân chia dự án thành các gói thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia và quản lý rủi ro; tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu; nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.

3. Những nguyên tắc nào cần tuân thủ trong việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

5 nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 37 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

Điều 37. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
 
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
 
2. Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.
 
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
 
4. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
 
5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

4. Các căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

Đối với từng dự án, dự toán mua sắm sẽ căn cứ theo các quy định khác nhau khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, cụ thể:

4.1. Đối với dự án

Các căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án bao gồm:

  • Quyết định phê duyệt dự án và tài liệu có liên quan, trừ trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư.
  • Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có).
  • Dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, trừ trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
  • Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này.
  • Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, trừ trường hợp đấu thầu trước quy định tại Điều 42 của Luật này.
  • Văn bản pháp lý có liên quan.

4.2. Đối với dự toán mua sắm

Các căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm bao gồm:

  • Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nếu có).
  • Dự toán mua sắm
  • Văn bản pháp lý có liên quan.
kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Hình minh họa)

5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm các nội dung nào?

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:

5.1. Tên gói thầu

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

5.2. Giá gói thầu

Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

  • Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
  • Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.

Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

5.3. Nguồn vốn

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt. Trường hợp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.

5.4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu

Đối với mỗi gói thầu phải xác định cụ thể hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hoặc quốc tế; áp dụng hoặc không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.

Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

5.5. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

5.6. Loại hợp đồng

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định cụ thể loại hợp đồng theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu 2023 để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

5.7. Thời gian thực hiện gói thầu

Thời gian thực hiện gói thầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn. Thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có).

5.8. Tùy chọn mua thêm (nếu có)

Tùy chọn mua thêm là khả năng chủ đầu tư mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng.

Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm.

Tùy chọn mua thêm được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện: 

  • Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; khối lượng mua thêm không vượt 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng.
  • Có dự toán được phê duyệt đối với khối lượng mua thêm.
  • Đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng.
  • Chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

5.9. Giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có)

6. Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung nào?

Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án và dự toán mua sắm bao gồm những nội dung sau:

6.1. Đối với dự án

Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án bao gồm:

  • Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện.
  • Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu.
  • Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật Đấu thầu 2023.
  • Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này.
  • Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Đấu thầu 2023. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.
  • Nội dung khác có liên quan.

6.2. Đối với dự toán mua sắm

Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm bao gồm:

  • Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc của gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện.
  • Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu.
  • Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật Đấu thầu 2023.
  • Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này.
  • Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 Luật Đấu thầu 2023. Tổng giá trị của phần này không được vượt dự toán mua sắm.
  • Nội dung khác có liên quan.

Trên đây là 06 câu hỏi mà DauThau.info nhận được trong quá trình chăm sóc khách hàng. Mong rằng nội dung này sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm hiểu. Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

MBBANK Banner giua trang
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây