Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Theo pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm đấu thầu thuốc là gì, mà chỉ có quy định về đấu thầu và thuốc. Cụ thể:
Căn cứ Khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 có quy định cụ thể về đấu thầu như sau: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Tại Khoản 2 Điều 2 Luật dược 2016 có đưa ra khái niệm về thuốc, cụ thể: “Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.”
Dựa trên quy định về khái niệm đấu thầu và thuốc, bạn đọc có thể hiểu đấu thầu thuốc là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp chế phẩm có chứa dược chất hoặc dựa liệu được sử dụng cho người. Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Vậy đấu thầu thuốc tại các bệnh viện được áp dụng theo hình thức nào? Hiện tại, đấu thầu thuốc tại các bệnh viện được pháp luật quy định tại thông tư 15 đấu thầu thuốc ban hành ngày 11 tháng 7 năm 2019, và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2021/TT-BYT ban hành ngày 24 tháng 09 năm 2021 của Bộ Y tế.
Theo Mục 2 Chương III Thông tư 15/2019/TT-BYT, có quy định cụ thể các hình thức đấu thầu thuốc (hay chính là các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc) tại bệnh viện hiện này bao gồm:
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu hạn chế
Chỉ định thầu
Chào hàng cạnh tranh
Mua sắm trực tiếp
Tự thực hiện
Tùy vào quy mô, tính chất của từng gói thầu thuốc tại bệnh viện để xác định nên áp dụng hình thức đấu thầu thuốc nào cho phù hợp.
Theo Mục 3 Chương III Thông tư 15/2019/TT-BYT có quy định cụ thể các phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tại bệnh viện bao gồm:
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Tùy vào quy mô, tính chất của từng gói thầu thuốc tại bệnh viện để bên mời thầu xác định phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành.
Quy trình đấu thầu thuốc trong bệnh viện được thực hiện như thế nào? Sau đây là 3 bước trong quy trình theo thông tư 15 về đấu thầu thuốc, cụ thể Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định như sau:
Cụ thể:
Bước 1: Tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà cung cấp thuốc
Khi bệnh viện có nhu cầu lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, cơ sở y tế cần căn cứ vào nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nguồn thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán, nguồn thu hợp pháp khác của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của đơn vị để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm: tên gói thầu, dạng bào chế thuốc, tên thuốc, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng.
Bước 2: Thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Tiến hành lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu để gửi đến các đơn vị chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Đơn vị sẽ thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầy, hồ sơ yêu cầu trình gửi Thủ trưởng cơ sở y tế xem xét phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã được lập và thẩm định bởi đơn vị thẩm định.
Bước 3: Tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc
Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và nộp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật đấu thầu hiện hành.
Bên mời thầu thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo phương pháp, tiêu chuẩn, quy trình theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành.
Tiến hành thương thảo hợp đồng và đề xuất trúng thầu, thẩm định và trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, và ký kết hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và sử dụng thuốc đã trúng thầu.
Theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT các mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng có rất nhiều phụ lục kèm theo nhằm thay thế các mẫu hồ sơ mời thầu trước đây. Cụ thể đối với hồ sơ đấu thầu thuốc theo thông tư 08/2022/TT-BKHĐT có 2 mẫu:
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến hồ sơ đấu thầu thuốc. Mong rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình đấu thầu qua mạng đối với gói thầu thuốc theo thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ban hành ngày 31 tháng 5 năm 2022. Trong quá trình tham gia đấu thầu nếu có điều gì thắc mắc cần được hỗ trợ liên hệ ngay hotline 0904.634.288 hoặc fanpage: http://m.me/dauthau.info để được chuyên viên tư vấn, hỗ trợ tận tình.
Tác giả: Hồ Thị Linh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn