Nghị định 82/2024/NĐ-CP xóa bỏ điểm nghẽn về thể chế và chính sách cho Chuyển đổi số

Thứ năm, 18 Tháng Bảy 2024 9:52 SA
Ngày 10/07/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2024/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 73/2019/NĐ-CP, quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nghị định này được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong việc xóa bỏ "điểm nghẽn" về thể chế và chính sách cho Chuyển đổi số tại Việt Nam.
Nghị định 82/2024/NĐ-CP xóa bỏ điểm nghẽn về thể chế và chính sách cho Chuyển đổi số
Nghị định 82/2024/NĐ-CP xóa bỏ điểm nghẽn về thể chế và chính sách cho Chuyển đổi số

Nghị định 82/2024/NĐ-CP của Chính phủ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 10/07/2024, Nghị định này là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 73/2019/NĐ-CP, tập trung giải quyết một số "điểm nghẽn" chính như sau:

1. Thể chế hóa hoạt động mua sắm phần mềm phổ biến

Theo đó, Nghị định 82/2024/NĐ-CP bổ sung Điều 5a vào sau Điều 5 như sau

  • Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm rà soát, xây dựng, công bố danh mục và chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản của phần mềm phổ biến ngành, chuyên ngành, lĩnh vực.
  • Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm rà soát, xây dựng, công bố danh mục và chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản của phần mềm phổ biến quốc gia.
  • Các tổ chức, cá nhân cung cấp phần mềm phổ biến có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân mình hoặc cung cấp thông tin cho Bộ Thông tin và Truyền thông công bố những sản phẩm phần mềm phổ biến đáp ứng được các chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản các phần mềm được bộ, cơ quan trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông công bố.

Với những quy định mới, hy vọng sẽ giảm thiểu được tình trạng lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Phân cấp thẩm quyền, cắt giảm thủ tục hành chính

Nghị định 82/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

  • Bỏ quy định về hạn mức kinh phí các trường hợp thiết kế 1 bước, 2 bước. 
  • Cho phép các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định phương án thiết kế đối với các dự án đầu tư hệ thống thông tin, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu bảo đảm hiệu quả quản lý thực hiện dự án.

3. Bổ sung quy định về Trang thiết bị công nghệ thông tin

Nghị định 82/2024/NĐ-CP bổ sung quy định về Trang thiết bị công nghệ thông tin bao gồm thiết bị phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu để giải quyết vướng mắc về chuyển nguồn ngân sách nhà nước đối với mua sắm hàng hóa, trang thiết bị công nghệ thông tin. 

Đồng thời khẳng định việc xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ là hoạt động mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin.

công nghệ thông tin
Chuyển đổi số (Hình minh họa)

4. Quy định phương pháp xác định giá trị phần mềm

Nghị định 82/2024/NĐ-CP cũng đã quy định cụ thể về phương pháp, cách thức xác định giá trị của những phần mềm được xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng dựa trên phần mềm thương mại, phần mềm nguồn mở, nền tảng số, bộ khung mã lệnh (framework), ... hoặc được xây dựng, phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR)...

5. Yêu cầu duy trì, vận hành, bảo trì sản phẩm

Nghị định 82/2024/NĐ-CP có quy định:

  • Bắt buộc thực hiện duy trì, vận hành, bảo trì sản phẩm dự án đầu tư CNTT.
  • Cơ quan nhà nước có trách nhiệm vận hành hệ thống thông tin hiệu quả.
  • Bảo đảm kinh phí cho hoạt động duy trì, vận hành, bảo trì.

6. Khẳng định ưu tiên thuê dịch vụ công nghệ thông tin

Nghị định 82/2024/NĐ-CP một lần nữa khẳng định thuê dịch vụ công nghệ thông tin là phương án ưu tiên trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ Chuyển đổi số. 

Tuy nhiên, để tránh tình trạng "lạm dụng" hình thức này, Nghị định đã bổ sung quy định mới:

  • Trước khi thuê dịch vụ công nghệ thông tin, cơ quan nhà nước phải so sánh ưu và nhược điểm giữa việc đầu tư, mua sắm mới và thuê dịch vụ. Việc so sánh này cần dựa trên các điều kiện và tình hình cụ thể của từng cơ quan, đảm bảo lựa chọn phương án tối ưu nhất.
  • Thời gian thuê dịch vụ được mở rộng lên tối đa 8 năm. Điều này giúp các cơ quan có sự linh hoạt hơn trong việc sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình.

Nghị định 82/2024/NĐ-CP đã có nhiều sự đổi mới, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy Chuyển đổi số hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Trên đây là chia sẻ của DauThau.info về những thay đổi, bổ sung của Nghị định 82/2024/NĐ-CP so với Nghị định 73/2019/NĐ-CP, hy vọng nội dung trên của bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong quá trình tìm hiểu. 

Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp liên quan đến lĩnh vực đấu thầu phần mềm hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ra mắt gói X4
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây