Nhà thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng bị xử lý thế nào?

Thứ năm, 29 Tháng Hai 2024 9:05 SA
Trường hợp khách hàng đã tham gia đấu thầu và đã có kết quả trúng thầu nhưng lại không muốn ký hợp đồng thì bị xử phạt như thế nào? Hãy xem ngay bài viết dưới đây của DauThau.info để hiểu rõ nhé!
Nhà thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng bị xử lý thế nào?
Nhà thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng bị xử lý thế nào?

Mới đây, bộ phận chăm sóc khách hàng của DauThau.info có nhận được một câu hỏi của khách hàng gửi về như sau:

“Công ty chúng tôi đã có kết quả trúng thầu và chưa ký hợp đồng. Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan nên chúng tôi không muốn ký hợp đồng nữa. Như vậy thì có vấn đề gì không ạ?”

Với câu hỏi này, chuyên gia đấu thầu của DauThau.info - anh Vũ Đình Sơn trả lời như sau:

Như trường hợp đã đề cập ở trên, công ty này khi đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng thì sẽ bị tịch thu bảo đảm dự thầu theo điểm d) và đ) Khoản 9, Điều 14, Luật Đấu thầu 2023

9. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
....
d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
e) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng;

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 87, Luật đấu thầu 2023 thì việc nhà thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng cũng có thể bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 05 năm.

Điều 87. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Luật này còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 05 năm.

Có thể nói đây là việc làm cực kỳ tối kỵ trong đấu thầu. Đôi khi chỉ cần một gói thầu nhỏ bị hủy sẽ dẫn đến cả một dự án lớn có thể bị chậm tiến độ, điều này gây ảnh hưởng lớn về thời gian, chi phí và công sức của bên mời thầu. Đặc biệt, “chữ tín” trong đấu thầu lại càng quan trọng hơn vì sức lan tỏa đối với các chủ đầu tư, bên mời thầu, tư vấn là rất lớn.

Bởi vậy, nếu nhà thầu đã trúng thầu thì nhà thầu hãy nên sắp xếp để tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng, việc bị tịch thu bảo lãnh dự thầu không thể so sánh được với việc nhà thầu bị đánh mất niềm tin từ chính các nhà đầu tư...

Trên đây là câu trả lời của anh Vũ Đình Sơn - Chuyên gia đấu thầu của DauThau.info về câu hỏi “Pháp luật xử lý như thế nào về trường hợp nhà thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng?”. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Khách hàng có thể liên hệ với DauThau.info qua thông tin dưới đây:

 Tags: nhà thầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Banner giua trang VIP8 - "Săn" yêu cầu báo giá mua sắm công
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây