Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được căn theo các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội ban hành vào ngày 26/11/2013.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2014.
Trên đây là 2 căn cứ pháp lý được sử dụng trong quá trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hiện nay.
Quá trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ được thực hiện theo trình tự các bước sau đây, cụ thể:
Bước 1: Kiểm tra các tài liệu được sử dụng làm căn cứ để tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Bước 2: Kiểm tra các tuân thủ về quy định về mặt thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Bước 3: Thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu đối với những gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và giai đoạn 2 túi hồ sơ. Quá trình đánh giá phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan đến quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.
Bước 4: Kiểm tra quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với các gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Quá trình đánh giá phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.
Bước 5: Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình thương thảo hợp đồng, kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu, danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng. v
Bước 6: Xem xét những ý kiến (nếu có) của bên mời thầu và tổ chuyên gia; giữa cá nhân hoặc tổ chuyên gia.
Một bộ hồ sơ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm những thành phần sau đây:
1. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, trong đó phải ghi rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia.
2. Ghi báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tổ chuyên gia.
3. Biên bản thương thảo hợp đồng.
4. Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan; trường hợp đã tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì chỉ gửi biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính và bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
5. Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu của đơn vị thẩm định.
6. Dự thảo quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Các nội dung có trong thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:
Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện của dự án, gói thầu; so với hồ sơ thiết kế, dự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có); so với biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một (đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn); so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
Các nội dung liên quan khác.
Quá trình giải quyết thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là 30 ngày làm việc, cụ thể:
Thời gian thẩm định: tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình (bao gồm cả thời gian thẩm định kết quả đánh giá HSĐXKT đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ).
Thời gian phê duyệt: tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hoặc báo cáo thẩm định.)
Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng (bao gồm cả chi phí thẩm định kết quả đánh giá HSĐXKT đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ).
Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung gì? Sau đây là những nội dung trong báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu mà bạn đọc có thể tìm hiểu, cụ thể:
Khái quát về nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Tóm tắt ngắn gọn quá trình lựa chọn nhà thầu từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, kèm theo các hồ sơ, tài liệu báo cáo theo quy định.
Đưa ra các tóm tắt đề xuất, đề nghị của bên mời thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà thầu; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Đối với những trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để tiến hành thẩm định. Trong tất cả các trường hợp, chủ đầu từ là bên chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Do đó, nếu có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, có chức năng tư vấn đấu thầu và đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện công tác thẩm định hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu thì doanh nghiệp tư nhân có thể được chủ đầu tư lựa chọn để thực hiện công việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu mà DauThau.info đã chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng thông qua những chia sẻ trên bạn đọc sẽ hiểu rõ và nắm được thông tin về thủ tục thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Nếu có điều gì thắc mắc về thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu bạn đọc hãy liên hệ ngay với DauThau.info qua số hotline 0904.634.288 hoặc email:[email protected] để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.
Tác giả: Hồ Thị Linh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn