Xếp hạng nhà thầu là gì? Phương pháp xếp hạng nhà thầu

Thứ tư, 09 Tháng Mười 2024 1:10 CH
Xếp hạng nhà thầu là một khái niệm quen thuộc trong các cuộc đấu thầu. Quy trình này giúp xác định nhà thầu nào đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của gói thầu theo hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng có nhiều nhà thầu đạt yêu cầu. Vậy khi chỉ có một nhà thầu vượt qua các vòng đánh giá, chúng ta sẽ xử lý tình huống này như thế nào? Bài viết này của DauThau.info sẽ giúp quý doanh nghiệp giải đáp thắc mắc trên.
Xếp hạng nhà thầu là gì? Phương pháp xếp hạng nhà thầu

Xếp hạng nhà thầu là gì?

Hiện tại, chưa có văn bản nào quy định về khái niệm xếp hạng nhà thầu là gì? Tuy nhiên, quý doanh nghiệp có thể hiểu xếp hạng nhà thầu là 1 bước quan trọng trong quá trình đấu thầu, bước xếp hạng nhà thầu được thực hiện ngay sau khi Tổ chuyên gia đánh giá chi tiết các hồ sơ dự thầu. Khi đó tùy theo quy định trong hồ sơ mời thầu mà hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ được xếp hạng theo thứ tự tuần tự (thứ nhất, thứ hai, thứ ba ...). Nhà thầu được xếp hạng thứ nhất sẽ được mời đến thương thảo hợp đồng.

Mục tiêu của việc xếp hạng nhà thầu:

  • Lựa chọn nhà thầu phù hợp: Xác định nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm, tài chính và giá cả cạnh tranh nhất để thực hiện dự án.

  • Đảm bảo tính công bằng, minh bạch: Đảm bảo rằng quá trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện một cách công khai, minh bạch, không thiên vị.

  • Tối ưu hóa hiệu quả của dự án: Chọn nhà thầu có khả năng hoàn thành dự án đúng tiến độ, chất lượng và trong phạm vi ngân sách.

Hiện tại, DauThau.info có cung cấp 2 tính năng mới, hỗ trợ quý doanh nghiệp trong quá trình đánh giá, xếp hạng nhà thầu, cụ thể:

  • Tính năng Đánh giá điểm năng lực nhà thầu: Tính năng xếp hạng nhà thầu theo Điểm năng lực nhà thầu giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan nhất khi cần đánh giá năng lực đấu thầu của đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh. Điểm số này được hệ thống phần mềm của DauThau.info tổng hợp, phân tích tự động dựa trên hàng loạt các tiêu chí (Năng lực kinh nghiệm, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô của doanh nghiệp và lịch sử vi phạm).

tính năng đánh giá năng lực nhà thầu
Tính năng điểm năng lực nhà thầu
  • Tính năng So sánh năng lực nhà thầu với 29 tiêu chí: Cũng như tính năng Đánh giá điểm năng lực nhà thầu, So sánh nhà thầu là một tính năng mới, nâng cao của gói VIP3, giúp bên mời thầu có thêm góc nhìn tổng quát khi tiến hành mở và chấm thầu, giúp các nhà thầu so sánh các đối thủ cạnh tranh… 

Tính năng so sánh năng lực nhà thầu với 29 tiêu chí
Tính năng so sánh năng lực nhà thầu với 29 tiêu chí

03 phương pháp xếp hạng nhà thầu

Hiện nay theo quy định của pháp luật thì có 03 phương pháp để đánh giá xếp hạng nhà thầu là cơ sở để đề xuất và xét duyệt trúng thầu. Cụ thể:

Phương pháp thứ 1: Phương pháp giá thấp nhất

  • Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu;

  • Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu;

  • Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá quy định tại điểm b khoản này thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng khi đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp, gói thầu cung cấp dịch vị tư vấn và gói thầu hỗn hợp khi đảm bảo các tiêu chuẩn về: 

  • Giá; 

  • Sửa lỗi; 

  • Hiệu chỉnh sai lệch; 

  • Trừ giá trị giảm giá (nếu có); 

  • Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có); 

  • Xác định giá trị ưu đãi (nếu có); 

  • So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất. 

Để chọn ra những nhà thầu đưa ra giá thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí khác để được thực hiện gói thầu

Phương pháp thứ 2: Phương pháp giá đánh giá

Là phương pháp giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.

  • Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;

  • Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá. Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;

  • Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Phương pháp này được áp dụng đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp, gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp. Công thức áp dụng giá đánh giá được xác định theo như sau:

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆g + ∆ƯĐ

Trong đó:

  • G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có);

  • ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm:

    • Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

    • Chi phí lãi vay (nếu có);

    • Tiến độ;

    • Chất lượng;

    • Các yếu tố khác (nếu có).

  • ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

Phương pháp 3: Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá

Đây là phương pháp được áp dụng đối với tất cả các gói thầu, tuy nhiên, lại bị hạn chế với phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Khoản 7 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP: “Không sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ. Đối với gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá, chủ đầu tư có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật.”

Phương pháp xếp hạng nhà thầu
03 phương pháp xếp hạng nhà thầu

Một số tình huống liên quan đến xếp hạng nhà thầu

Dưới đây là một số tình huống liên quan đến xếp hạng thầu, quý doanh nghiệp tham khảo để hiểu rõ hơn, cụ thể:

Tình huống 1: 

  • Câu hỏi: Nhà thầu xếp hạng thứ nhất có đơn giá dự thầu mặt hàng vượt tiêu chuẩn, định mức trong gói thầu mua sắm hàng hóa thì xử lý thế nào?

  • Trả lời: Pháp luật không có quy định về trường hợp này, trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ có giá bán do Nhà nước định giá cụ thể theo quy định của pháp luật về giá; Khi đó nếu giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch vượt giá gói thầu thì mới phải xử lý tình huống trong đấu thầu, nếu không vượt giá gói thầu thì thực hiện lựa chọn nhà thầu theo các bước tiếp theo bình thường.

Tình huống 2: 

  • Câu hỏi: Nhà thầu có giá thấp hơn nhưng lại không đạt yêu cầu về kỹ thuật nên bị công ty mình đánh trượt. Vậy nhà thầu còn lại có giá dự thầu cao hơn, thì mình có xếp hạng nhà thầu giá cao hơn đứng hạng 1 không?

  • Trả lời: Bản thân nhà thầu không đạt yêu cầu về kỹ thuật thì không xem xét xếp hạng nhà thầu rồi. 

Tình huống 3: 

  • Câu hỏi: Đấu thầu phi tư vấn 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ thì có cần ban hành quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu để mời nhà thầu xếp thứ nhất vào đàm phán không?

  • Trả lời: Trường hợp có nhiều hơn 1 nhà thầu được đánh giá đáp ứng các yêu cầu năng lực, kinh nghiệm thì phải ban hành quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu

Bài viết trên của DauThau.info đã chia sẻ đến quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích liên quan đến xếp hạng nhà thầu. Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:

 

Tác giả: Hồ Thị Linh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video Huong dan su dung dauthau.info
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây