Nhà thầu sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả để tham gia đấu thầu, bị xử lý thế nào?

Thứ năm, 10 Tháng Mười 2024 7:00 SA
Việc sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả trong đấu thầu vẫn là một vấn đề đáng lo ngại do nhiều nhà thầu chưa lường hết hậu quả của hành vi vi phạm này. Để giúp các nhà thầu tránh khỏi những rủi ro pháp lý, DauThau.info sẽ phân tích cụ thể các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi gian lận nêu trên.
Nhà thầu sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả để tham gia đấu thầu, bị xử lý thế nào?
Nhà thầu sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả để tham gia đấu thầu, bị xử lý thế nào?

Nhà thầu sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả để tham gia đấu thầu, bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023, quy định về hành vi gian lận trong đấu thầu như sau:

4. Gian lận bao gồm các hành vi sau đây:
 
a) Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu;
 
b) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Và khoản 2 Điều 27 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về việc nhà thầu kê khai nhân sự, thiết bị không trung thực thì:
Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu không trung thực thì không được thay thế nhân sự, thiết bị khác, hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này (*).

(*) Điểm a khoản 1 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm: 

1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
 
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
 
3. Thông thầu bao gồm hành vi dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu.
 
4. Gian lận bao gồm các hành vi:
  • Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.
  • Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Ngoài ra, theo quy định tại mục 18.5, Chương I - Chỉ dẫn nhà thầu ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT thì:
Nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:
- Nhà thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023 hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu 2023.
Như vậy, việc sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả để tham gia đấu thầu được xem là một hành vi gian lận và nhà thầu cần tránh xa. Gian lận trong đấu thầu không chỉ khiến nhà thầu mất đi cơ hội trúng thầu mà còn gây ra những hậu quả khôn lường như: mất uy tín, bị cấm thầu, thậm chí bị xử lý hình sự khi vướng vào vòng lao lý. 

​​​​​​​Đây là bài học đắt giá cho những nhà thầu có ý định gian lận trong đấu thầu.
tài liệu giả
Nhà thầu sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả để tham gia đấu thầu, bị xử lý thế nào?

Nhà thầu sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả để tham gia đấu thầu, bị phạt bao nhiêu?

Hành vi gian lận trong đấu thầu (sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả để tham gia đấu thầu) sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng theo quy định tại Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 37. Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu
 
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
 
1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu
2. Thông thầu
3. Gian lận trong đấu thầu
4. Cản trở hoạt động đấu thầu
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu
6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu
7. Chuyển nhượng thầu trái phép
Ngoài ra, việc gian lận trong đấu thầu cũng có thể bị xử lý hình sự - bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự như sau:
​​​​​​​1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
 
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
Trong thời đại số, việc kiểm chứng thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì vậy, gian lận trong đấu thầu rất dễ bị phát hiện và sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tăng cơ hội hợp tác lâu dài, các nhà thầu cần hết sức thận trọng, đảm bảo tất cả thông tin trong hồ sơ dự thầu là chính xác, trung thực.

Trên đây là giải đáp của DauThau.info về câu hỏi: “Nhà thầu sử dụng hồ sơ giả, tài liệu giả để tham gia đấu thầu, bị xử lý thế nào?”. Mong rằng nội dung này sẽ hữu ích với các nhà thầu trong quá trình tìm hiểu.

Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Banner giua trang VIP8 - "Săn" yêu cầu báo giá mua sắm công
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây