Chi phí lập hồ sơ mời thầu là một trong những khoản chi quan trọng mà bên mời thầu cần tính toán khi tổ chức đấu thầu. Vậy quy định mới nhất về chi phí này như thế nào? Hãy xem ngay bài viết dưới đây của DauThau.info để có thêm thông tin nhé!
Hiện chưa có văn bản pháp luật đấu thầu nào giải thích về khái niệm chi phí lập hồ sơ mời thầu, tuy nhiên bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Chi phí lập hồ sơ mời thầu là khoản chi phí mà bên mời thầu (chủ đầu tư hoặc đơn vị được ủy quyền) phải bỏ ra để chuẩn bị và hoàn thiện bộ hồ sơ mời thầu – một tài liệu quan trọng dùng để cung cấp thông tin, yêu cầu và điều kiện cho các nhà thầu tham gia đấu thầu.
Lập hồ sơ mời thầu cần những chi phí gì?
Chi phí lập hồ sơ mời thầu thường bao gồm các khoản sau:
Các khoản chi phí lập hồ sơ mời thầu
Chi phí nhân công: Bao gồm lương, phụ cấp cho cán bộ, chuyên gia tham gia soạn thảo hồ sơ mời thầu.
Chi phí thuê tư vấn (nếu có): Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực tự lập hồ sơ mời thầu, có thể thuê đơn vị tư vấn đấu thầu.
Chi phí tài liệu, văn phòng phẩm: Bao gồm chi phí in ấn, sao chép, công chứng (nếu cần) và các chi phí liên quan khác để hoàn thiện bộ hồ sơ mời thầu.
Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu: Nếu hồ sơ mời thầu cần được thẩm định theo quy định, chi phí này bao gồm phí thẩm định.
Chi phí dịch thuật (nếu có): Trường hợp hồ sơ mời thầu được lập bằng tiếng nước ngoài hoặc có các tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài cần dịch thuật, chi phí này bao gồm phí dịch thuật.
Chi phí công nghệ (nếu có): Có thể phát sinh chi phí liên quan khi tham gia đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia…
Quy định về chi phí lập hồ sơ mời thầu mới nhất
Chi phí lập hồ sơ mời thầu trong lựa chọn nhà thầu được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
4. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ:
c) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng;
Như vậy, chi phí lập hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng.
Chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì:
2. Chi phí lập, thẩm định các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
a) Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện một hoặc một số công việc trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì chi phí thuê tư vấn không căn cứ vào chi phí quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
Chính vì thế, chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu không thể áp dụng theo quy định nêu trên (điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP) mà phải áp dụng theo hệ số định mức tại Bảng 2.18, mục số 7 Phụ lục VIII Thông tư 12/2021/TT-BXD.
Bảng 2.18: Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn
Chi phí tư vấn (chưa có thuế GTGT) trong dự toán gói thầu tư vấn (tỷ đồng)
≤ 1
3
5
10
20
50
100
Tỷ lệ %
0,816
0,583
0,505
0,389
0,311
0,176
0,114
Một số quy định khi áp dụng định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn: Chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn tính theo định mức ban hành tại bảng 2.18 kèm theo Thông tư này phân chia như sau:
Lập hồ sơ mời thầu: 45%;
Đánh giá hồ sơ dự thầu: 55%.
Như vậy, chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu được tính theo định mức nêu trên.
Chi phí thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu (Hình minh họa)
Căn cứ lập hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu mới nhất
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, căn cứ để lập hồ sơ mời thầu bao gồm:
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt.
Tài liệu về thiết kế, bản vẽ, thuyết minh về gói thầu (nếu có).
Các yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu gồm: đặc tính, thông số kỹ thuật, yêu cầu công nghệ, chất lượng dịch vụ, yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm, nghiệm thu và các yêu cầu về kỹ thuật khác (nếu có).
Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận vay (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi.
Quy định của pháp luật về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
Các căn cứ liên quan khác.
Trên đây là chia sẻ của DauThau.info về các quy định liên quan đến chi phí lập hồ sơ mời thầu mới nhất hiện nay. Để tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến đấu thầu, bạn hãy theo dõi chuyên mục Tin tức của DauThau.info để cập nhật những bài viết hữu ích nhé!
Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:
Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký. Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí!
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Người phụ nữ chỉ tốt đẹp bằng lượng bình yên và ánh sáng mà mình tản ra. "
Coco Chanel
Sự kiện ngoài nước: Napôlêông là nhà chính trị và quân sự nổi tiếng trong lịch sử nước Pháp. Trong Cách mạng tư sản Pháp ông được Nhà nước Pháp phong cấp tướng khi mới 24 tuổi. Sau khi làm cuộc đảo chính, nǎm 1804 Napôlêông tự phong là Hoàng đế, thâu tóm toàn bộ quyền lập pháp và hành pháp. Dưới thời ông đã hoàn thành việc củng cố chế độ nhà nước Tư sản, hình thành những nền tảng cơ bản của Luật tư sản. Ngày 21-3-1804 Bộ luật dân sự được ban hành. Nó nổi tiếng với tên gọi "Bộ luật Napôlêông". Bộ luật đã khẳng định quyền tư hữu củng cố quyền thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản. Các quyền tự do công dân đã được Bộ luật quy định một cách cụ thể. Mọi cơ cấu của hệ thống luật phong kiến đã bị xoá bỏ. Bộ luật thể hiện những nguyên tắc tạo điều kiện thúc đẩy tính chủ động và việc kinh doanh tư hữu tư bản chủ nghĩa. Angghen coi bộ luật Napôlêông là "Bộ luật tư bản hiện đại nhất, mà cơ sở của nó là những thành quả xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp.