Liên quan tới liên danh trong đấu thầu, không ít nhà thầu chưa rõ cách xác định tỷ lệ liên danh, mẫu thỏa thuận liên liên danh và cần lưu ý khi thực hiện liên danh như thế nào. Bài viết hôm nay DauThau.info sẽ chia sẻ những nội dung liên quan đến liên danh đấu thầu, hãy cùng đón xem bài viết!
Trong đấu thầu chúng ta gặp không ít lần khái niệm liên danh, chứ không phải liên doanh. Liên danh nhà thầu hay nhà thầu liên danh là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu, dưới tư cách là nhà thầu liên danh và thực hiện gói thầu theo hồ sơ mời thầu được phát hành.
"Nhà thầu liên danh" và "Liên danh nhà thầu" bản chất là một khái niệm chỉ một nhà thầu cụ thể được hợp thành từ nhiều thành viên. Trong khi liên doanh là khái niệm dùng cho hợp tác trên cơ sở tạo ra một pháp nhân mới để thực hiện hoạt động một/nhiều mục tiêu cụ thể.
Quy định tỷ lệ liên danh trong đấu thầu
Thỏa thuận liên danh
Trước khi tham dự 1 gói thầu, các nhà thầu cần phải thảo luận để tiến tới ký thỏa thuận liên danh. Đây là một văn bản được xác lập giữa các thành viên trong liên danh với nhau nhằm mục đích ràng buộc các thành viên để tham dự 1 gói thầu cụ thể (Hiện nay đối với đấu thầu qua mạng thì thỏa thuận liên danh được lập trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và ký số trên hệ thống, nhà thầu không cần phải lập riêng thỏa thuận liên danh và ký đóng dấu trực tiếp). Liên quan đến nội dung thỏa thuận liên danh và mẫu thỏa thuận liên danh có thể tham khảo bài viết Tìm hiểu quy định về liên danh trong đấu thầu.
Quy định về tỷ lệ liên danh
Thông thường đa số các nhà thầu không đủ năng lực thực hiện 1 gói thầu cụ thể thì mới tiến hành tìm kiếm liên danh để tham gia đấu thầu. Việc tìm kiếm các thành viên để cùng tham dự thầu thường căn cứ vào năng lực thực hiện tương ứng với phần công việc đó. Trong thỏa thuận liên danh, tỷ lệ liên danh là một nội dung rất quan trọng thể hiện phần trăm (%) khối lượng/phạm vi công việc mà mỗi thành viên trong liên danh thực hiện.
Đối với pháp luật về đấu thầu thì không có quy định cụ thể về tỷ lệ liên danh. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ phải được tính toán trên cơ sở:
Phân chia khối lượng công việc của các thành viên x đơn giá dự kiến dự thầu của các công việc đó
Sau khi tính sơ bộ ra tỷ lệ liên danh, xem xét phần hợp đồng tương tự xem mỗi thành viên đã từng thực hiện hoàn thành hợp đồng tương tự với giá trị là bao nhiêu, từ đó đối chiếu xem với tỷ lệ đó thì mình có đáp ứng yêu cầu về hợp đồng tương tự hay không?
Cách tính tỷ lệ liên danh trong đấu thầu
Cách tính có thể tính xuôi hoặc tính ngược theo 2 tiêu chí theo thứ tự nêu trên. Tuy nhiên, cách thực hiện nhanh nhất đó là căn cứ vào hợp đồng tương tự mà hồ sơ mời thầu yêu cầu, sau đó xem hợp đồng tương tự lớn nhất mà mình đã thực hiện để suy ra tỷ lệ, ví dụ:
Hồ sơ mời thầu yêu cầu hợp đồng tương tự có giá trị 10 tỷ, doanh nghiệp mình đã thực hiện hoàn thành 1 hợp đồng có giá trị lớn nhất là 6 tỷ, vậy nếu liên danh thì khối lượng tương ứng với giá trị mình đảm nhận tối đa là 6/10 = 60%, khi đó cần phải tìm đối tác liên danh đảm nhiệm 40% giá trị công việc, nên hợp đồng tương tự thành viên đó cũng tương ứng với giá trị 4 tỷ đồng (Trường hợp có thể tìm 2-3 hoặc nhiều hơn nữa thành viên thì tỷ lệ lại càng chia nhỏ cho các thành viên).
Đối với trường hợp theo đặc thù công việc, ví dụ trong gói thầu có nhiều phần việc, trong đó có phần việc X, Y mà nhà thầu đang quan tâm không có năng lực thực hiện, giá trị phần việc này chiếm khoảng 25% giá trị gói thầu (giá gói thầu 10 tỷ), khi đó nhà thầu cần tìm đối tác có năng lực thực hiện các phần việc X, Y và có hợp đồng tương tự đã thực hiện/hoàn thành có giá trị nhiều hơn 2,5 tỷ đồng (25% x 10 tỷ).
Cách tính tỷ lệ liên danh trong đấu thầu
Trên đây là 2 cách tính cơ bản, còn thực tế cần phải cân nhắc khối lượng công việc x đơn giá dự thầu, từ đó phân chia công việc cho từng thành viên liên danh, tuy nhiên trên cơ sở sau khi phân chia đảm bảo tỷ lệ liên danh tương ứng với năng lực từng thành viên theo cách tính tỷ lệ liên danh nêu trên.
Như vậy, bài viết trên DauThau.info đã phân tích tìm hiểu quy định tỷ lệ liên danh trong đấu thầu. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về nội dung đấu thầu khác hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, nhà thầu có thể liên hệ với DauThau.info qua các thông tin dưới đây để để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng:
Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký. Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí!
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Muốn trở thành thánh nhân ta phải thay đổi cho đến khi chỉ còn cái thân trơ. Tâm hoàn toàn đổi thay nhưng thân dường như luôn luôn có mặt; vẫn nóng lạnh đau nhức và bệnh hoạn. Thế nhưng nhờ tâm đã biến đổi nên nó nhìn sinh, già, đau, chết dưới ánh sáng chân lý. "
Thiền sư Ajahn Chah
Sự kiện ngoài nước: Lịch sử phát triển nhân loại lấy làm hổ thẹn khi trên thế giới vǎn minh còn tồn tại chế độ phân biệt chủng tộc. Một dạng nguy hiểm của tệ phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa Xiôn - chủ nghĩa Apácthai. Đồng thời đây cũng là nguồn gốc đau thương hàng trǎm nǎm mà người da đen Châu Phi phải gánh chịu. Chế độ sử dụng người da đen Châu Phi làm nô lệ ra đời sau khi người ta thực hiện khai thác Tân thế giới (châu Phi). Trước sức phát triển của chế độ loài người, trước xu thế tiến bộ chiến thắng chủ nghĩa phát xít, đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã ra quyết định nhằm thủ tiêu tư tưởng phản khoa học, phản động và các chính sách ô nhục này. Hàng nǎm cứ đến ngày 21-3 nhân loại tiến bộ lấy làm ngày quốc tế chống phân biệt chủng tộc.