Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023, bảo lãnh dự thầu (bảo đảm dự thầu) được quy định như sau:
Điều 14. Bảo đảm dự thầu1. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:a) Đặt cọc;b) Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;c) Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Đặc biệt lưu ý: Theo quy định tại mục 18.7 Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu, ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT thì với những gói thầu có giá trị đảm bảo dự thầu dưới 20 triệu đồng, hiện nay Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cho phép các nhà thầu cam kết (tích trực tiếp cam kết trên webform) mà không cần phải thực hiện đính kèm bảo lãnh của ngân hàng hay tổ chức tín dụng.
18.7. Đối với gói thầu có giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.2 E-CDNT nhỏ hơn 20 triệu đồng, tại thời điểm đóng thầu, nhà thầu không phải đính kèm thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh theo quy định tại Mục 18.1 E-CDNT mà phải cam kết trong đơn dự thầu (không phải đính kèm cam kết riêng bằng văn bản) là nếu được mời vào đối chiếu tài liệu hoặc vi phạm quy định tại điểm b Mục 18.5 E-CDNT thì phải nộp một khoản tiền hoặc Séc bảo chi (trong trường hợp thời hạn hiệu lực của Séc bảo chi đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư) hoặc thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh với giá trị quy định tại Mục 18.2 E-CDNT.
Khi làm bảo lãnh dự thầu, nhà thầu cần lưu ý một số trường hợp dưới đây để tránh những rắc rối có thể xảy ra.
Sai tên gói thầu trong bảo lãnh dự thầu là lỗi khá phổ biến, đây là một trong những lý do khiến cho việc mất hiệu lực của bảo lãnh dự thầu. Để tránh rủi ro này, bạn hãy copy chính xác tên gói thầu từ hồ sơ mời thầu và dán vào thư bảo lãnh, nên đặt trong dấu ngoặc kép và bôi đậm để thuận tiện cho việc kiểm tra.
Sai thông tin đơn vị thụ hưởng trong thư bảo lãnh dự thầu là lỗi thường gặp khi bên mời thầu và chủ đầu tư khác nhau. Để tránh sai sót này, hãy kiểm tra kỹ và sao chép chính xác địa chỉ của BÊN MỜI THẦU vào thư bảo lãnh.
Một lưu ý quan trọng khi làm bảo lãnh dự thầu là phải ghi chính xác thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu.
Để xem thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu là bao nhiêu ngày, bạn tìm đến mục E-CDNT 17.1 - Bảng dữ liệu ở mẫu hồ sơ mời thầu (mẫu số 3, 4, 5 hoặc 6) ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT.
Thời hạn hiệu lực của E-HSDT là: ≥ ____ ngày [trích xuất theo E-TBMT], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.
Vì một lý do nào đó mà nhà thầu làm mất bản gốc của bảo lãnh dự thầu, đến khi được mời vào thương thảo thì không biết phải làm thế nào.
Mặc dù pháp luật chưa có quy định về việc xử lý tình huống này nhưng thông thường, nhà thầu có nguy cơ sẽ bị loại hồ sơ. Tuy nhiên, một số trường hợp, bên mời thầu có thể chấp nhận nếu ngân hàng bảo lãnh xác nhận và cấp thay thế bảo lãnh dự thầu khác.
Do thiếu sót trong quá trình nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, nhà thầu có thể bị thiếu trang chữ ký ngân hàng trong bảo đảm dự thầu. Đây là tình huống một số nhà thầu gặp phải, xét dưới góc độ quy định thì như thế bảo lãnh đã thiếu đi chữ ký, đóng dấu hợp lệ, đồng nghĩa với nhà thầu bị loại. Tuy nhiên, với trường hợp này đồng thời với sự phát triển của hệ thống công nghệ đặc biệt là tới đây sẽ có bảo lãnh điện tử, trong trường hợp này có thể bên mời thầu cũng như quy định pháp lý sẽ khác đi vì bảo lãnh dự thầu hiện nay đa số đều có thể tra cứu được online.
Trên đây là chia sẻ của DauThau.info về mẫu bảo lãnh dự thầu theo quy định tại Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT và các rủi ro cần lưu ý khi làm bảo lãnh dự thầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để tham gia đấu thầu đạt hiệu quả cao hơn.
Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:
Tác giả: Hồ Thị Hoa Phượng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!
Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net
"Khuynh hướng thông thường là lẩn tránh nỗi khổ, niềm đau, nhưng ta nên làm ngược lại. Nhận diện nó, nhìn sâu và tìm cách chuyển hóa nó. Nếu chỉ biết trốn chạy nỗi khổ, ta sẽ không có cơ hội chuyển hóa. Bởi thế cho nên Bụt dạy ta, trước hết là chấp nhận sự thật thứ nhất, sự thật là mình đang có khổ đau. Sau đó là nhìn sâu vào khổ đau để có thể tìm ra sự thật thứ hai là nguyên nhân đưa ta đến cái khổ đó. Đó là cách duy nhất để cho sự thật thứ ba, con đường hành trì để chuyển hóa khổ đau, đưa tới hạnh phúc có thể xuất hiện được. "
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Sự kiện trong nước: Ngày 17-9-1954, Hội đồng Chính phủ ra quyết định...