Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Một trong những sai lầm mà nhà thầu mắc phải là trường hợp công ty mẹ ủy quyền cho chi nhánh/ công ty con để tham dự thầu, nhưng đơn vị này lại sử dụng tài khoản của mình để nộp thầu mà không sử dụng tài khoản của công ty mẹ.
Tình huống cụ thể như sau:
Tình huống: Theo quy định pháp luật, Giám đốc Công ty có được quyền ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh để đại diện công ty tham gia các hoạt động đấu thầu, ký kết hợp đồng và sử dụng tài sản của Chi nhánh hay không?
Giải đáp:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT thì:
4. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho giám đốc chi nhánh, giám đốc công ty con hạch toán phụ thuộc, giám đốc xí nghiệp và người đứng đầu đơn vị hạch toán phụ thuộc khác để thực hiện các công việc trong quá trình tham dự thầu thì việc tham dự thầu trên Hệ thống phải được thực hiện bằng tài khoản tham gia Hệ thống của nhà thầu mà không được sử dụng tài khoản tham gia Hệ thống của chi nhánh, công ty con, xí nghiệp, đơn vị hạch toán phụ thuộc khác. Trường hợp sử dụng tài khoản tham gia Hệ thống của chi nhánh hoặc các đơn vị phụ thuộc (hạch toán phụ thuộc) thì nhà thầu sẽ bị coi là không đáp ứng về tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
Như vậy, khi được ủy quyền để tham dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì nhà thầu phải sử dụng tài khoản của nhà thầu mà không được sử dụng tài khoản của chi nhánh, công ty con, xí nghiệp, đơn vị hạch toán phụ thuộc khác.
Bảo lãnh dự thầu là một trong những tài liệu quan trọng để đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên trên thực tế, đã có không ít trường hợp bị trượt thầu vì những lỗi không đáng có, trong đó có lỗi ghi sai thông tin trong bảo lãnh dự thầu.
Tình huống cụ thể:
Tình huống: Bảo lãnh dự thầu ghi nhầm đơn vị thụ hưởng là chủ đầu tư (tên chủ đầu tư và bên mời thầu khác nhau), hồ sơ dự thầu của nhà thầu có bị loại không?
Giải đáp: Theo quy định tại mục 18.3 Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu, ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Như vậy, việc nhà thầu ghi sai tên đơn vị thụ hưởng trong bảo lãnh dự thầu là một trong những trường hợp không đảm bảo tính hợp lệ của bảo lãnh dự thầu, khả năng cao nhà thầu sẽ bị đánh giá trượt thầu.
Nhân sự chủ chốt đóng vai trò then chốt, quyết định phần lớn đến sự thành công của một dự án, chính vì vậy, việc khai báo đầy đủ và chính xác về năng lực của nhân sự chủ chốt là một yếu tố cực kỳ quan trọng và không được sai sót.
Tình huống cụ thể:
Tình huống: Vì một số sai sót trong quá trình nhập liệu, nhà thầu kê khai sai thông tin của nhân sự chủ chốt trong hồ sơ dự thầu, như vậy có bị loại hồ sơ không?
Giải đáp: Nếu nhà thầu kê khai không đúng thông tin về năng lực kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt mà nhà thầu không có lý do để bên mời thầu làm rõ hoặc nhà thầu không có nhân sự khác thay thế thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu chắc chắn sẽ bị loại.
Bên mời thầu đánh giá năng lực kỹ thuật của nhà thầu chủ yếu qua phần giải pháp và phương pháp luận trong hồ sơ dự thầu. Đây là thước đo năng lực kỹ thuật của nhà thầu, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về gói thầu. Viết không tốt phần này đồng nghĩa với việc bỏ lỡ cơ hội trúng thầu, dù nhà thầu có kinh nghiệm và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khác.
Tình huống cụ thể:
Tình huống: Vì không có nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ dự thầu (gói thầu tư vấn) nên trong phần giải pháp và phương pháp luận chúng tôi chưa đưa ra được kế hoạch triển khai rõ ràng. Trường hợp này có được bổ sung/ làm rõ không?
Giải đáp: Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu tư vấn sẽ được thực hiện theo phương pháp chấm điểm (0 - 100 hoặc 1000 điểm). Với nội dung giải pháp và phương pháp luận, nhà thầu cần đạt từ 30 đến 40% số điểm (tương ứng với 30 điểm/ 100 điểm hoặc 300 điểm/ 1000 điểm), nếu không đạt số điểm này thì nguy cơ bị loại là rất cao.
THAM KHẢO: Hướng dẫn viết giải pháp và phương pháp luận cho hồ sơ dự thầu
Đối với trường hợp liên danh, nhà thầu cần ghi rõ cụ thể công việc của từng thành viên liên danh trong thỏa thuận liên danh. Nhất là với những trường hợp có sự trùng nhau trong công việc hoặc khối lượng công việc không tương ứng với tỷ lệ thực hiện đã thỏa thuận… gây khó khăn trong quá trình thực hiện dự án và có thể dẫn đến tranh chấp giữa các thành viên.
Tình huống cụ thể:
Tình huống: Trong thỏa thuận liên danh, tôi chỉ ghi chung chung về gói thầu và tỷ lệ phân chia công việc, chưa nêu rõ cụ thể công việc của từng thành viên. Vì đây là lần đầu tham gia đấu thầu liên danh nên tôi chưa rõ về các quy định. Liệu hồ sơ dự thầu có bị loại không?
Giải đáp: Trong thỏa thuận liên danh bắt buộc phải ghi rõ nội dung công việc của từng thành viên liên danh. Mặc dù trường hợp này bên mời thầu sẽ có văn bản yêu cầu nhà thầu làm rõ để có cơ sở đánh giá, tuy nhiên cần hạn chế tránh sai sót để quá trình đấu thầu được suôn sẻ hơn.
Do không nắm vững quy định của pháp luật về đấu thầu, nhiều nhà thầu không nhận diện được các điều khoản bất hợp lý trong hồ sơ mời thầu mà bên mời thầu/ chủ đầu tư đưa ra, hoặc dù nhận diện được nhưng lại “ngại” va chạm, “ngại” yêu cầu làm rõ hoặc kiến nghị. Điều này khiến nhà thầu tự đánh mất quyền lợi của mình và hạn chế cơ hội trúng thầu…
Trên đây là chia sẻ của DauThau.info về 06 sai lầm phổ biến khiến nhà thầu bị trượt thầu oan uổng. Mong rằng nội dung này sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm hiểu. Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:
Tác giả: Hồ Thị Hoa Phượng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn