CẢNH BÁO! Những hành vi gian lận trong đấu thầu

Thứ bảy, 17 Tháng Sáu 2023 8:31 SA
Những hành vi nào bị xem là gian lận trong đấu thầu? Gian lận trong đấu thầu sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng DauThau.info hôm nay phân tích với bài viết sau đây!
Hình ảnh minh họa bài viết
Hình ảnh minh họa bài viết

Những hành vi nào được xem là gian lận trong đấu thầu?

Gian lận trong đấu thầu hay là hành vi gian dối trong đấu thầu nổi lên, là một vấn nạn nhức nhối làm đau đầu không ít chủ đầu tư lẫn cơ quan chức năng, mặc dù pháp luật về đấu thầu đã có những quy định và hình thức răn đe nhưng đâu đó hành vi này vẫn còn tồn tại trong đấu thầu, đặc biệt ở các địa phương thuộc vùng xa các trung tâm kinh tế phát triển.
Theo khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 quy định về các hành vi gian lận trong đấu thầu như sau:
4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;
b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Một vài tình huống gian lận trong đấu thầu phổ biến

1. Nhà thầu không cung cấp bản gốc hợp đồng tương tự để đối chiếu

Theo hướng dẫn tại Mục 17 Chương I Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của bên mời thầu. Do vậy, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, trường hợp bên mời thầu có nghi ngờ về tính trung thực của các thông tin, tài liệu mà nhà thầu cung cấp về hợp đồng tương tự trong hồ sơ dự thầu thì cần yêu cầu nhà thầu làm rõ hoặc cung cấp tài liệu bản gốc để xác minh, đối chiếu (nếu cần thiết).
Trường hợp nhà thầu không thực hiện việc làm rõ, cung cấp tài liệu bản gốc theo yêu cầu của bên mời thầu thì bên mời thầu có thể trực tiếp liên hệ với chủ đầu tư của các hợp đồng tương tự mà nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu… để làm rõ, xác minh tính trung thực của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu

2. Nâng khống doanh thu thông qua làm giả báo cáo tài chính

Doanh thu là một yêu cầu bắt buộc trong các cuộc đấu thầu rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh (trừ gói tư vấn), để chứng minh doanh thu thông thường nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính và một số giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, một số trường hợp doanh thu không đủ nhưng nhà thầu muốn tham gia gói thầu để thắng thầu nên đã làm giả báo cáo tài chính và các tài liệu khác để "qua mặt" bên mời thầu. 

3. Mượn bằng cấp nhân sự để tham dự đấu thầu

Việc mượn bằng cấp nhân sự tham dự thầu đang khá phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Luật pháp cho phép nhà thầu được phép huy động nhân sự thuê ngoài, tuy nhiên đôi khi nhân sự có trình độ đó chính nhà thầu cũng không có sự liên hệ, mà khi "sưu tầm" được bằng cấp của nhân sự thường chế biến các tài liệu để xem nhân sự đó là nhân sự huy động của nhà thầu. Đã có nhiều trường hợp Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu chứng thực nhân sự thông qua chữ ký thực hoặc mời đến thương thảo hợp đồng đã không thể thực hiện được.

4. Chế hóa đơn để chứng minh năng lực máy móc thiết bị

Huy động năng lực máy mọc thiết bị đôi khi cũng là bài toán khó cho các nhà thầu nhỏ, ít năng lực kinh nghiệm, hoặc đối với một số máy móc thiết bị đơn giản đôi khi việc lưu trữ hóa đơn chứng từ bị thất lạc nên nhiều nhà thầu rất hay "chế hóa đơn" đối với các thiết bị máy móc

Gian lận trong đấu thầu sẽ bị xử lý ra sao?

Khoản 1 Điều 90 Luật Đấu thầu 2013 quy định:

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Đối với các hành vi gian lận mà chưa đến mức phải xử phạt hoặc xử lý hình sự, nhà thầu gian lận có thể bị xử phạt theo hình thức cấm tham gia đấu thầu từ 3 đến 5 năm. Ngoài ra, theo Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đầu tư có nêu:

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
2. Thông thầu.
3. Gian lận trong đấu thầu.
4. Cản trở hoạt động đấu thầu.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.
7. Chuyển nhượng thầu trái phép.

Trường hợp mức độ nghiêm trọng cần phải xử lý hình sự thì theo Điều 222 Mục 3 Chương XVIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015), sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với các hành vi vi phạm về hoạt động đấu thầu, có những mức phạt như sau: Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận trong đấu thầu; Cản trở hoạt động đấu thầu; Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
 
Xu ly gian lan trong dau thau
Xủ lý gian lận trong đấu thầu
Lời khuyên của DauThau.info dành cho các cá nhân và tổ chức đang có ý định gian lận trong đấu thầu đó là chúng ta không nên nhìn thấy cái lợi ích trước mắt mà bất chấp quy định của pháp luật để làm liều, bởi lẽ đấu thầu là một quá trình xuyên suốt kéo dài theo dự án, sẽ có rất nhiều cuộc thanh kiểm tra, việc phát hiện ra nhà thầu gian dối không phải là khó, một khi cơ quan chức năng muốn làm và làm tới cùng. Do đó đối với đấu thầu nên trung thực!
 

Bài viết trên đây DauThau.info đã cảnh báo các nhà thầu nếu có ý định gian lận và những hành vi gian lận trong đấu thầu, hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho các nhà thầu đang băn khoăn về vấn đề này. DauThau.info luôn đồng hành và mang đến nhiều những thông tin bổ ích cho các nhà thầu quan tâm, trường hợp cần hỗ trợ sử dụng phần mềm săn tin thầu và giải đáp các tình huống đấu thầu vui lòng liên hệ:

Tác giả: Son Vu

Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

AI Tư Vấn Đấu Thầu
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây