Gần đây chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi băn khoăn của các nhà thầu liên quan đến yêu cầu báo cáo tài chính và các tài liệu kèm theo liên quan đến vấn đề tài chính của nhà thầu. Bài viết hôm nay DauThau.info sẽ tổng hợp những nội dung tiêu biểu nhất để giải đáp các vấn đề liên quan đến năng lực tài chính nhà thầu trong đấu thầu, hãy cùng đón xem bài viết!
Báo cáo tài chính là tập hợp các thông tin, trong đó cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm thì phải báo cáo tài chính hợp nhất (tổng hợp) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Các thông tin này được được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Những gói thầu nào không yêu cầu bắt buộc có báo cáo tài chính
Các gói thầu sau đây không yêu cầu bắt buộc nộp báo cáo tài chính:
Gói thầu tư vấn;
Gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn;
Như vậy còn lại các gói thầu khác thực hiện theo các hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh hoặc chỉ định thầu (nếu cần thiết) thì đều phải nộp báo cáo tài chính.
Một số tình huống liên quan đến báo cáo tài chính trong đấu thầu
1. Doanh thu bình quân thông thường quy định bao nhiêu năm?
Pháp luật về đấu thầu không có quy định cụ thể về số năm có báo cáo tài chính, tuy nhiên trong các mẫu hồ sơ mời thầu trước đây lẫn mới nhất (Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT) thường số năm được hướng dẫn từ 03 đến 05 năm. Như vậy, Bên mời thầu tùy vào tình hình thực tế của gói thầu mà có thể quy định số năm cho phù hợp, miễn sao tìm được nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm và gói thầu có tính cạnh tranh cao.
2. Hồ sơ mời thầu quy định nộp báo cáo tài chính 3 năm gần nhất để chứng minh doanh thu bình quân 3 năm, nhà thầu mới thành lập 2 năm thì có hợp lệ không?
Giải đáp câu hỏi này DauThau.info sẽ thông qua một ví dụ cụ thể như sau: Nhà thầu A thành lập năm 2021, có doanh thu trong báo cáo tài chính năm 2021 là 1 tỷ, năm 2022 là 3 tỷ, nhà thầu định tham dự gói thầu X mở thầu tháng 6/2023, trong đó yêu cầu nộp báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và doanh thu bình quân hàng năm của 3 năm gần nhất phải lớn hơn 1,9 tỷ đồng. Trường hợp này nhà thầu A tham dự có được đánh giá là đạt ở mục này không? Trả lời: Nhà thầu đạt, vì trường hợp nhà thầu có số năm thành lập ít hơn yêu cầu, nhưng doanh thu bình quân của 2 năm gần nhất (do chỉ mới có báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất) là (1+3)/2 = 2 tỷ > 1,9 tỷ (theo yêu cầu).
3. Hộ kinh doanh cá thể không có báo cáo tài chính như các doanh nghiệp thì có được tham dự thầu không?
Về lý thuyết, khi hồ sơ mời thầu có yêu cầu liên quan đến doanh thu bình quân và phải thực hiện kê khai tình hình tài chính theo Mẫu số 08 (ban hành kèm theo các mẫu hồ sơ mời thầu cũng như phải kê khai trên mạng đấu thầu quốc gia) thì nhà thầu phải có báo cáo tài chính hoặc tài liệu tương đương để chứng minh. Gần đây có rất nhiều hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện tham dự thầu tuy nhiên lại không lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán nên việc tham dự thầu đã không thực hiện được, tuy nhiên có nhiều hộ kinh doanh đã thực hiện kê khai số liệu và cung cấp hóa đơn chứng từ chứng minh doanh thu bình quân đáp ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nên vẫn được lựa chọn (Ví dụ có thể tham khảo gói thầu Mua sắm vật tư hàng hóa).
4. Khi nộp báo cáo tài chính, bên mời thầu thường yêu cầu nộp tài liệu xác minh của cơ quan thuế về việc không nợ thuế, vậy có đúng không?
Đây là điều hoàn toàn không chính xác do cách hiểu máy móc của một bộ phận chấm thầu thuộc bên mời thầu, bởi lẽ trong tất cả các mẫu hồ sơ mời thầu đều chỉ yêu cầu "Đã thực hiện nghĩa vụ thuế của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu". Để đáp ứng yêu cầu này, trường hợp nhà thầu lấy báo cáo tài chính năm gần nhất theo số liệu Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự cập nhật thì không cần cung cấp giấy tờ chứng minh, trường hợp lấy báo cáo tài chính tự lập (kê khai) thì có thể cung cấp các giấy tờ khác tương đương để chứng minh, ví dụ: (i) Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;
(ii) Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai;
(iii) Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử;
(iv) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nôp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
5. Nhà thầu năm 2021 do khó khăn vì Covid-19 bị lỗ, vậy có tham dự thầu được không?
Trong các mẫu hồ sơ mời thầu hiện nay, không có quy định nào liên quan đến tiêu chí đánh giá nhà thầu phải có lãi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu mới được đánh giá là đạt. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng việc nhà thầu bị lỗ (số lỗ lớn hoặc lỗ qua nhiều năm) có thể sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá trị tài sản ròng trong năm gần nhất (trị số này trong năm gần nhất phải dương).
7. Số liệu báo cáo tài chính kê khai trên sổ sách và số liệu do hệ thống đấu thầu tự update về có sự khác nhau, vậy phải làm sao?
Theo quy định thì số liệu về báo cáo tài chính của nhà thầu được chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thuế điện tử, tuy nhiên gần đây có rất nhiều số liệu báo cáo tài chính của nhà thầu được cập nhật về Hệ thống đấu thầu quốc gia không chính xác, khi đó nhà thầu phải thực hiện tự kê khai số liệu báo cáo tài chính (kê khai mới) và sử dụng số liệu này để tham dự thầu.
Tuy nhiên ở điểm này nhà thầu cần lưu ý: "Đối với số liệu về báo cáo tài chính kể từ năm 2021 trở đi, trường hợp nhà thầu phát hiện Hệ thống chưa cập nhật số liệu so với Hệ thống thuế điện tử của các năm từ năm 2021 trở đi thì nhà thầu sửa đổi thông tin cho phù hợp với số liệu đã báo cáo với cơ quan thuế; trường hợp số liệu mà nhà thầu cập nhật, sửa đổi trên Hệ thống không thống nhất với số liệu trên Hệ thống thuế điện tử sẽ dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu thì nhà thầu bị coi là gian lận, vi phạm khoản 4 Điều 89 của Luật Đấu thầu".
8. Khi tham dự thầu qua mạng, nhà thầu quên không kê khai đầy đủ số liệu năm tài chính, vậy có được bổ sung làm rõ.
Số liệu báo cáo tài chính sẽ được hệ thống đánh giá tự động, do đó trường hợp khi tham dự thầu mà nhà thầu kê khai thiếu (không gọi đủ các năm báo cáo tài chính), hoặc kê khai không đúng, không đáp ứng theo yêu cầu của E-HSMT thì Hệ thống sẽ đánh giá nhà thầu "không đạt" ở nội dung này. Tổ chuyên gia không thể sửa đổi kết quả đánh giá từ "không đạt" thành "đạt" khi Hệ thống đã đánh giá "không đạt", do dó việc bổ sung, làm rõ trong trường hợp này không có ý nghĩa.
Bài viết trên đây DauThau.info đã liệt kê 8 tình huống liên quan về yêu cầu báo cáo tài chính khi tham dự thầu, hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho các nhà thầu đang băn khoăn về vấn đề này. DauThau.info luôn đồng hành và mang đến nhiều những thông tin bổ ích cho các nhà thầu quan tâm, trường hợp cần hỗ trợ sử dụng phần mềm săn tin thầu và giải đáp các tình huống đấu thầu vui lòng liên hệ:
Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký. Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí!
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Hạnh phúc là khi điều bạn nghĩ, điều bạn nói và điều bạn làm hài hòa với nhau. "
Mahatma Gandhi
Sự kiện ngoài nước: 16-1-1991, chiến dịch Bão táp Sa mạc được bắt đầu, Mỹ và 27 đồng minh tấn công Iraq (cuộc không kích bắt đầu vào 2h38 sáng ngày 17/1).