Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Các văn bản pháp luật hiện nay chưa có giải thích chi tiết về cản trở trong đấu thầu. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản, “cản trở” là làm chậm trễ, ngăn chặn, hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện một công việc hoặc mục tiêu nào đó, mà cụ thể trong đấu thầu là cản trở việc tham gia hoạt động đấu thầu, làm sai lệch hồ sơ, kết quả lựa chọn nhà thầu, khiến 1 trong 4 tiêu chí cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế không đạt được ... gây ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu, thiệt hại tài sản công và giảm sút chất lượng thực hiện dự án…
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023, cản trở trong đấu thầu bao gồm các hành vi sau đây:
5. Cản trở bao gồm các hành vi sau đây:a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;b) Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;c) Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu;d) Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;đ) Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.
Theo Điều 37 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hành vi cản trở hoạt động đấu thầu bị xử lý như sau:
Điều 37. Vi phạm các điều cấm trong đấu thầuPhạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu2. Thông thầu3. Gian lận trong đấu thầu4. Cản trở hoạt động đấu thầu5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu7. Chuyển nhượng thầu trái phép
Ngoài ra, việc cản trở trong đấu thầu cũng có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự như sau:
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;b) Thông thầu;c) Gian lận trong đấu thầu;d) Cản trở hoạt động đấu thầu;đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
XEM THÊM: “Đọc vị” 5 chiêu thức nổi bật làm hạn chế đấu thầu qua mạng
Tác giả: Hồ Thị Hoa Phượng