Uy tín của nhà thầu cũng là phần năng lực kinh nghiệm rất quan trọng để tham dự thầu, uy tín ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tham dự thầu, giá trị bảo đảm dự thầu.
Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất khi được mời vào đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có);
Nhà thầu đã đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) nhưng từ chối hoặc không ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 43 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
Nhà thầu được lựa chọn trúng thầu nhưng không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung hoặc không ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung;
Nhà thầu đã ký thỏa thuận khung nhưng không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng.
Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ yêu cầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
Nhà thầu không nộp bản gốc bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc không nộp tiền mặt, séc bảo chi, thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;
Nhà thầu từ chối hoặc không xác nhận về việc chấp thuận được trao hợp đồng trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày bên mời thầu mời nhà thầu xác nhận về việc chấp thuận được trao hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với chào giá trực tuyến rút gọn.
*** Lưu ý: Loại trừ trường hợp
Nhà thầu đồng thời được xếp thứ nhất ở nhiều gói thầu hoặc do bất khả kháng.
Nhà thầu được quyền từ chối thương thảo và được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu trong trường hợp bên mời thầu, chủ đầu tư không tiến hành thương thảo theo nguyên tắc và nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 43 Nghị định 24/2024/NĐ-CP (Tuân thủ các nội dung thương thảo hợp đồng).
Trường hợp nhà thầu bị hủy thầu do không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật không phải là quy định về uy tín của nhà thầu.
Loại nhà thầu bị đánh giá uy tín hay không?
DauThau.info nhận được nhiều câu hỏi của các nhà thầu về vấn đề nhà thầu có bị loại khi bị đánh giá về uy tín hay không? Về nội dung này DauThau.info xin khẳng định là trong các văn bản của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn khác đều không có nội dung nào quy định nhà thầu bị đánh giá uy tín sẽ bị loại.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng còn có nhiều cách hiểu hoặc suy diễn khác nhau. Khi nhà thầu có 1 trong các hành vi vi phạm mà bị đánh giá về uy tín nêu ở đầu bài viết, nhà thầu sẽ bị chủ đầu tư đăng tải lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, khi đó nếu nhà thầu có tên trong danh sách này khi tham dự thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 03 lần giá trị yêu cầu đối với nhà thầu khác trong thời hạn 02 năm kể từ lần cuối cùng thực hiện các hành vi nêu trên.
Chỉ riêng đối với gói thầu tư vấn nếu sử dụng phương pháp chấm điểm thì uy tín của nhà thầu sẽ được đưa vào tiêu chí đánh giá và chiếm 5% tổng số điểm trong cơ cấu điểm, các gói thầu khác không có nội dung nào quy định nhà thầu vi phạm uy tín sẽ bị đánh giá là không đạt hoặc chấm điểm không đạt mức yêu cầu tối thiểu. Trường hợp nhà thầu bị vi phạm liên quan đến tịch thu bảo lãnh thì nhà thầu đã bị khóa tài khoản 06 tháng kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ đầu tư thì đương nhiên nhà thầu không tham dự thầu được nữa trên hệ thống.
Cảnh báo việc lạm dụng đánh giá uy tín
Gần đây khi theo dõi các gói thầu, gần như đồng loạt các bên mời thầu đều phát hành hồ sơ mời thầu trong đó đưa các tiêu chí đánh giá "Đạt" "Không đạt" liên quan đến một trong những tiêu chí uy tín, ví dụ:
Nhà thầu vi phạm một trong các điểm tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐCP - Không đạt
Việc áp dụng tùy tiện khoản 1 Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP để đưa vào nội dung đánh giá đạt - không đạt là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, trường hợp nhà thầu bị đánh giá về uy tín, thì khi tham dự thầu các gói thầu sau khi bị xác định hành vi vi phạm nhà thầu chỉ phải thực hiện biện pháp đảm bảo dự thầu có giá trị gấp 3 lần giá trị quy định. Vì vậy, đề nghị các bên mời thầu, tư vấn đấu thầu ý thức rõ vấn đề này để đưa ra yêu cầu phù hợp trong hồ sơ mời thầu.
Xác định uy tín của nhà thầu
Để tra cứu, xác định uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu các đơn vị có thể thực hiện tra cứu ngay trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, cụ thể như sau:
Tại Trang chủ > Tra cứu > Tổ chức, cá nhân vi phạm > Danh sách nhà thầu không đảm bảo uy tín khi tham dự thầu
Tại Trang chủ > Tra cứu > Tổ chức, cá nhân vi phạm > Danh sách tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm khác
Tra cứu danh sách nhà thầu không đảm bảo uy tín
Đối với một số trường hợp trong hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải có cam kết uy tín nhà thầu, nhà thầu cần chuẩn bị văn bản cam kết uy tín của nhà thầu, ký và đóng dấu (hoặc có thể ký số điện tử) sau đó upload cùng hồ sơ dự thầu. Cam kết này là tài liệu thuyết minh uy tín của nhà thầu, trong đó cần nêu rõ trong thời hạn bao nhiêu năm gần đây (thường là 03 năm) nhà thầu không vi phạm những nội dung liên quan đến đánh giá uy tín của nhà thầu. Đây là tài liệu để bên mời thầu đánh giá uy tín của nhà thầu kèm với nội dung tra cứu đánh giá trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Bài viết trên DauThau.info đã làm rõ cách thức để tra cứu, xác định uy tín của nhà thầu. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về nội dung đấu thầu khác hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, nhà thầu có thể liên hệ với DauThau.info qua các thông tin dưới đây để để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng:
Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!
Chào Bạn,
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để sử dụng hết các chức năng dành cho thành viên.
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký. Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí!
Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info, DauThau.Net, DauGia.Net, BaoGia.Net
"Cậu là người mơ mộng, và đó là nỗi bất hạnh của cậu đấy. "
Hans Christian Andersen
Sự kiện trong nước: Hội Lao động giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày 27-4-1961 và gia nhập Mặt trận DTGPMNVN. Về sau, Hội đổi tên là "Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam Việt nam". Hội ra lời kêu gọi gửi anh chị em công nhân lao động toàn miền Nam, trong cả nước và lao động thế giới nhân dịp ngày Quốc tế Lao động 1.5. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội, công nhân trong các xí nghiệp, đồn điền sôi nổi đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, các quyền tự do dân chủ. Nhiều cuộc mít tinh kỷ niệm ngày 1.5 được tổ chức.