Tìm hiểu chi phí trong đấu thầu mới nhất

Thứ sáu, 04 Tháng Tư 2025 5:15 CH
Chi phí trong đấu thầu gồm những loại chi phí gì, nhà thầu tham gia sẽ phải trang trải những chi phí đấu thầu gì, chi phí đấu thầu qua mạng là bao nhiêu? Bài viết hôm nay DauThau.info sẽ giải đáp các câu hỏi liên quan đến chi phí trong đấu thầu, hãy cùng đón xem bài viết.
Tìm hiểu chi phí trong đấu thầu
Tìm hiểu chi phí trong đấu thầu

Các loại chi phí đấu thầu phổ biến

1. Chi phí đấu thầu phía chủ đầu tư

Các loại chi phí đấu thầu mà chủ đầu tư phải chi trả bao gồm:

  • Chi phí thuê tư vấn lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (Nếu trường hợp không tự thực hiện được)
  • Chi phí thuê tư vấn lập, đánh giá hồ sơ mời thầu/hồ sơ mời quan tâm/hồ sơ mời sơ tuyển (Nếu trường hợp không tự thực hiện được)
  • Chi phí thuê tư vấn lập thẩm định hồ sơ mời thầu/hồ sơ mời quan tâm/hồ sơ mời sơ tuyển, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (Nếu trường hợp không tự thực hiện được)

2. Chi phí đấu thầu nhà thầu phải chịu

Các loại chi phí đấu thầu mà nhà thầu phải chi trả bao gồm:

  • Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
  • Chi phí nộp hồ sơ dự thầu, chi phí nộp hồ sơ đề xuất
  • Chi phí trúng thầu
  • Chi phí kết nối bảo lãnh trong trường hợp sử dụng bảo lãnh điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
  • Chi phí giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
  • Các chi phí khác không cố định (Chi phí mở bảo lãnh ngân hàng; chi phí chuẩn bị hồ sơ dự thầu; chi phí in ấn, mua thông tin...)

Quy định chi phí trong đấu thầu

Quy định về các chi phí trong đấu thầu tại Điều 15 Luật Đấu thầu 2023 và được cụ thể hóa theo Điều 13 Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Cụ thể Điều 15 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

Điều 15. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu quốc tế được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; nhà thầu nộp tiền mua bản điện tử hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu; 
c) Chủ đầu tư, bên mời thầu chịu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà thầu;
d) Nhà thầu chịu chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, tham dự thầu, chi phí giải quyết kiến nghị (nếu có).
2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định như sau:
a) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu quốc tế được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; nhà đầu tư nộp tiền mua bản điện tử hồ sơ mời thầu khi nộp hồ sơ dự thầu;
c) Bên mời thầu chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
d) Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, tham dự thầu, chi phí giải quyết kiến nghị (nếu có).
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu

  • Chi phí lập hoặc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu: Tính bằng 0,5% chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Tuy nhiên, mức chi phí này có giới hạn tối thiểu là 05 triệu đồng và tối đa là 40 triệu đồng.
  • Chi phí lập, thẩm định hồ sơ: Mức chi phí được tính theo tỷ lệ phần trăm giá gói thầu, nhưng có giới hạn tối thiểu và tối đa. Cụ thể:
    • Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển: Tỷ lệ 0,1% giá gói thầu. Tối thiểu 2 triệu đồng và tối đa 30 triệu đồng.
    • Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển: Tỷ lệ 0,06% giá gói thầu. Tối thiểu 2 triệu đồng và tối đa 30 triệu đồng. 
    • Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu: Tỷ lệ 0,2% giá gói thầu. Tối thiểu 3 triệu đồng và tối đa 60 triệu đồng. 
    • Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu: Tỷ lệ 0,1% giá gói thầu. Tối thiểu 2 triệu đồng và tối đa 60 triệu đồng.
  • Chi phí đánh giá hồ sơ: 
    • Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển: Tỷ lệ 0,1% giá gói thầu. Tối thiểu 2 triệu đồng và tối đa 30 triệu đồng. 
    • Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: Tỷ lệ 0,2% giá gói thầu. Tối thiểu 3 triệu đồng và tối đa 60 triệu đồng.
  • Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu: kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu. Mức chi phí được tính bằng 0,1% giá gói thầu. Tuy nhiên, mức chi phí này có giới hạn tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng.
  • Chi phí cho các gói thầu tương tự và tổ chức lại:
    • Gói thầu tương tự: Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, yêu cầu tối đa 50% mức quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
    • Tổ chức đấu thầu lại một phần gói thầu chia phần: Chi phí tối đa 50% theo giá trị ước tính của phần tổ chức đấu thầu lại. 
    • Tổ chức lại lựa chọn nhà thầu: Tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu. Đồng thời, cần đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và phù hợp với quy định. 
  • Đấu thầu quốc tế: chi phí dịch tài liệu được tính phù hợp với giá thị trường, bảo đảm hiệu quả của gói thầu.

2. Chi phí đấu thầu qua mạng

  • Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực: 330.000 đồng/năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Áp dụng từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống. 
  • Chi phí nộp hồ sơ dự thầu: 
    • 330.000  đồng/gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường. 
    • 220.000 đồng/gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với chào hàng cạnh tranh. 
  • Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu
    • Gói thầu không chia phần: 0,022% giá trúng thầu, tối đa 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). 
    • Gói thầu chia phần: Tổng chi phí nhà thầu trúng thầu không vượt quá 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). 
      • Trường hợp 1: 0,022% nhân với tổng giá trị trúng thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng. Chi phí nhà thầu trúng thầu bằng 0,022% nhân tổng giá trị trúng thầu đối với các phần nhà thầu trúng thầu. 
      • Trường hợp 2: 0,022% nhân tổng giá trị trúng thầu lớn hơn 2.200.000 đồng. Chi phí nhà thầu trúng thầu bằng 2.200.000 đồng nhân (tổng giá trị trúng thầu đối với các phần nhà thầu trúng thầu chia cho tổng giá trị trúng thầu của gói thầu). 
  • Chi phí kết nối chức năng bảo lãnh dự thầu điện tử: Xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa đơn vị vận hành, giám sát Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan. Hiện nay chưa thấy có tổ chức nào công bố biểu mức phí này.
Chi phí đấu thầu qua mạng
Chi phí đấu thầu qua mạng

Chi phí dự phòng trong giá gói thầu

Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa theo quy định của pháp luật (nếu có). Trong đó giá gói thầu cần phải được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng), phí, lệ phí và thuế. Một số lưu ý về xác định dự phòng trong giá gói thầu:

  • Đối với gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, chi phí dự phòng bao gồm cả các khoản tạm tính (nếu có) và chỉ được sử dụng khi có phát sinh xảy ra.
  • Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện gói thầu ngắn, ít có khả năng phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bằng không.
  • Trường hợp pháp luật có quy định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế, miễn phí thì giá gói thầu không bao gồm các khoản thuế, phí được miễn

Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Chi phí giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu phải thực hiện nộp 1 khoản chi phí nhất định cho chủ đầu tư, khoản này gọi là chi phí giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Chi phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị.
Mức chi phí tối thiểu và tối đa được quy định theo từng mức giá dự thầu khác nhau như sau:
  • Giá dự thầu dưới 50 tỷ đồng: Tỷ lệ 0,03% và tối thiểu 5 triệu đồng. 
  • Giá dự thầu từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng: Tỷ lệ 0,025% và tối thiểu 15 triệu đồng. 
  • Giá dự thầu từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng: Tỷ lệ 0,02% và tối thiểu 25 triệu đồng. 
  • Giá dự thầu từ 200 tỷ đồng trở lên: Tỷ lệ 0,015%, tối thiểu 40 triệu đồng và tối đa 60 triệu đồng.
Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, trường hợp nhà thầu có kiến nghị không được mở hồ sơ đề xuất về tài chính thì việc xác định chi phí cho Hội đồng tư vấn căn cứ vào giá gói thầu.

Bài viết trên DauThau.info đã tìm hiểu các chi phí trong đấu thầu mới nhất, ngoài ra khi truy cập vào bất cứ gói thầu nào có thông báo mời thầu trên DauThau.asia các đơn vị có thể nhìn thấy chi phí ước tính cho 1 gói thầu được phần mềm tính toán dùng để tham khảo. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về nội dung đấu thầu khác hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, nhà thầu có thể liên hệ với DauThau.info qua các thông tin dưới đây để để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng:

Tác giả: Son Vu

Bài viết này của DauThau.info được cấp phép theo giấy phép dữ liệu mở Creative Commons CC-BY (cho phép sử dụng toàn quyền nhưng phải ghi công tác giả, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ban đầu) trừ trường hợp được cấp phép riêng sẽ được ghi rõ trong tài liệu. Sử dụng lại các nguồn từ DauThau.info cần ghi rõ bản quyền!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ra mắt gói X4
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây