Chi tiết 17 điểm mới của Luật Đấu thầu sửa đổi 2023

Thứ sáu, 21 Tháng Bảy 2023 5:22 CH
Ngày 23/06/2023 Luật Đấu thầu (sửa đổi) được Quốc hội thông qua bao gồm 10 Chương và 96 Điều. So với Luật Đấu thầu 2013, Luật Đấu thầu (sửa đổi) 2023 đã có những điểm mới được thay thế luật đấu thầu số 43 2013 QH13, bổ sung so với quy định hiện hành. Vậy Luật Đấu thầu 2023 có gì mới?? Cùng DauThau.info tìm hiểu bài viết này nhé!
Chi tiết 17 điểm mới của Luật Đấu thầu sửa đổi 2023


Video chi tiết 17 điểm mới của Luật Đấu thầu 2023

Ở bài viết Luật Đấu thầu 2023, DauThau.info đã nêu sơ lược 17 điểm mới đáng chú ý quý doanh nghiệp cần nắm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về các điểm mới này để giúp quý doanh nghiệp nắm và hiểu rõ hơn.

Thực chất việc sử dụng cụm từ Luật Đấu thầu sửa đổi 2023 pdf để nói về Luật Đấu thầu mới 2023 là không chính xác, bởi bản chất lần này không phải là sửa đổi luật đấu thầu số 43 2013 QH13 mà là ban hành lại Luật Đấu thầu. Do đó, tên gọi chính xác nhất nên sử dụng là Luật Đấu thầu 2023 hoặc Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Vì vậy, trong bài viết này DauThau.info sẽ sử dụng tên gọi Luật Đấu thầu 2023 thay vì Luật Đấu thầu sửa đổi.

>>> Download đầy đủ Luật Đấu thầu 2023 PDF hoặc DOC <<< 

Hướng dẫn cập nhật phần mềm VNeGP Client Agent lên phiên bản mới nhất

1. Bổ sung phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu

Căn cứ theo Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu đã được bổ sung thêm so với Luật đấu thầu 2013, cụ thể:

Đối tượng áp dụng theo Điều 2 Luật Đấu thầu 2013:

  • Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu 2013.

  • Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013 được chọn áp dụng quy định của Luật Đấu thầu 2013. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật Đấu thầu 2013, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Đối tượng áp dụng theo Điều 2 Luật Đấu thầu mới nhất 2023: 

Luật Đấu thầu 2023 áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu bao gồm:

1. Hoạt động lựa chọn nhà thầu có sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để:

  • Thực hiện dự án đầu tư, dự toán mua sắm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác;

  • Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; mua hàng dự trữ quốc gia, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trừ hoạt động mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;

  • Thực hiện các công việc khác phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật có liên quan;

2. Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:

  • Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

  • Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;

3. Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh gồm:

  • Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai;

  • Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;

4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể của Luật Đấu thầu 2023.

Như vậy, so với Luật Đấu thầu 2013, Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm đối tượng áp dụng tại điểm a khoản 2 Điều 2, cụ thể: “.... và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;”

2. Sửa tiêu chí xác định tư cách hợp lệ nhà thầu, nhà đầu tư

Điều 5 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 đã sửa đổi, bổ sung quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư so với Điều 5 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư theo Điều 5 Luật Đấu thầu 2013:

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

  • Hạch toán tài chính độc lập;

  • Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

  • Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

  • Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu 2013;

  • Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

  • Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

  • Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

  • Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;

  • Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

  • Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

  • Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư theo Điều 5 Luật Đấu thầu năm 2023:

1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài;

  • Hạch toán tài chính độc lập;

  • Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;

  • Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu 2023;

  • Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 của Luật Đấu thầu 2023;

  • Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

  • Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

  • Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

2. Nhà thầu là hộ kinh doanh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;

  • Không đang trong quá trình chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; chủ hộ kinh doanh không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

  • Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm d, đ, e và h khoản 1 Điều này.

3. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

  • Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp trong trường hợp pháp luật có quy định;

  • Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 5.

4. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh.

Như vậy, Điều 5 Luật Đấu thầu năm 2023 đã bổ sung thêm khoản 2 cụ thể là hộ kinh doanh được đưa vào là đối tượng tham gia hoạt động đấu thầu (Luật Đấu thầu 2013 không nói đến vấn đề này).

3. Quy định mới về trường hợp hủy thầu 

Các trường hợp hủy thầu được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 so với Điều 17 Luật Đấu thầu 2013 có những thay đổi, bổ sung như sau:

Các trường hợp hủy thầu của Luật Đấu thầu 2013:

  • Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

  • Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

  • Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

  • Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Các trường hợp hủy thầu của Luật Đấu thầu 2023:

1. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:

  • Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

  • Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

  • Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;

  • Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023;

  • Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

  • Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

  • Thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh vì lý do bất khả kháng, làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành;

  • Hồ sơ mời thầu có một hoặc một số nội dung không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư được lựa chọn không còn đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;

  • Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023;

  • Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

Như vậy, Các trường hợp hủy thầu được quy định tại Luật Đấu thầu 2023 được phân chia rõ ràng cho đối tượng nhà thầu và lựa chọn đầu tư. 

4. Quy định chi tiết về ưu đãi trong mua thuốc

Quy định về ưu đãi trong mua thuốc tại Điều 56 Luật Đấu thầu mới nhất 2023 chi tiết, rõ ràng hơn so với Điều 50 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Quy định ưu đãi trong mua thuốc theo Điều 50 Luật Đấu thầu 2013:

Việc ưu đãi trong mua thuốc được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Đấu thầu 2013. Đối với thuốc sản xuất trong nước được Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu không được chào thuốc nhập khẩu.

Quy định ưu đãi trong mua thuốc theo Điều 56 Luật Đấu thầu 2023:

1. Việc ưu đãi trong mua thuốc thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Luật Đấu thầu 2023 và quy định sau đây:

  • Đối với thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng về tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.

  • Đối với thuốc được Bộ Y tế công bố có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu chỉ chào thầu thuốc xuất xứ trong nước.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm công bố danh mục thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56.

Như vậy, tại Điều 56 Luật Đấu thầu 2023 đã đưa ra những nội dung đổi mới, cụ thể đối với các loại thuốc có xuất xứ Việt Nam, ưu tiên nhà thầu Việt Nam trong các gói thầu mua sắm thuốc. 

5. Sửa đổi mức đảm bảo dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu

Khoản 4 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 quy định chi tiết hơn về mức đảm bảo dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu so với khoản 3 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Mức đảm bảo dự thầu theo khoản 3 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013:

  • Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

  • Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

Mức đảm bảo dự thầu theo khoản 4 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023:

Căn cứ quy mô và tính chất của từng dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu cụ thể, mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu được quy định như sau:

  • Từ 1% đến 1,5% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng;

  • Từ 1,5% đến 3% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 4;

  • Từ 0,5% đến 1,5% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư kinh doanh áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Như vậy, tại khoản 4 Điều 14 Luật Đấu thầu mới 2023 đã có sự thay đổi về mức đảm bảo dự thầu đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu ≤20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu ≤10 tỷ đồng và một số gói thầu khác. 

6. Thời hạn hoàn trả đảm bảo dự thầu được rút ngắn còn 14 ngày 

Theo khoản 8 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023, thời hạn hoàn trả đảm bảo dự thầu được rút ngắn so với khoản 7 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Thời hạn hoàn trả đảm bảo dự thầu tại khoản 7 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013:

Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt.

Thời hạn hoàn trả đảm bảo dự thầu tại khoản 8 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023:

Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa khi hợp đồng có hiệu lực.

Như vậy, thời gian hoàn trả đảm bảo dự thầu theo khoản 8 Điều 14 Luật Đấu thầu mới 2023 được rút ngắn chỉ còn 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. 

7. Bổ sung thêm trường hợp không được hoàn trả đảm bảo dự thầu 

Khoản 9 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 bổ sung thêm các trường hợp không được hoàn trả dự thầu so với khoản 8 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể: 

Trường hợp không được hoàn trả dự thầu so với khoản 8 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013:

  • Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

  • Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;

  • Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này;

  • Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

  • Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Trường hợp không được hoàn trả dự thầu so với khoản 9 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023:

  • Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu hoặc có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

  • Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật này hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 17 của Luật này;

  • Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 và Điều 75 của Luật này;

  • Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

  • Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

  • Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng;

  • Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

  • Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng trong thời hạn 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Như vậy, tại khoản 9 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm các trường hợp không được hoàn trả đảm bảo dự thầu đối với: Nhà thầu không tiến hành/từ chối thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng hoặc đã thương thảo hợp đồng nhưng từ chối hoàn thiện, ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

8. Bổ sung hành vi cấm thầu 

Căn cứ theo Điều 16 Luật Đấu thầu 2023, những sửa đổi bổ sung quy định cụ thể về hành vi bị cấm thầu trong hoạt động đấu thầu so với Luật Đấu thầu 2013 như sau:

Quy định về những trường hợp thông thầu 

Hành vi thông thầu được quy định theo khoản 3 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013: 

  • Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

  • Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

  • Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

Hành vi thông thầu được quy định theo khoản 3 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023: 

  • Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu;

  • Dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu;

  • Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu.

Như vậy, hành vi thông thầu quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm quy định về việc: “Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu.”, nhờ đó tăng tính minh bạch trong công tác đấu thầu, giúp hạn chế được tình trạng thông thầu. 

Quy định về những trường hợp cản trở

Hành vi cản trở theo khoản 5 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013:

  • Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

  • Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

Hành vi cản trở theo khoản 5 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023:

  • Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

  • Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu;

  • Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;

  • Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

Ngoài những quy định cũ về hành vi cản trở, tại khoản 5 Điều 16 còn quy định thêm các hành vi cản trở đấu thầu như: Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

9. Điều chỉnh các trường hợp vi phạm đối với chuyển nhượng thầu

Khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 được bổ sung thêm các trường hợp cụ thể về chuyển nhượng thầu so với khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Chuyển nhượng thầu tại khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013:

  • Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

  • Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

Chuyển nhượng thầu tại khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023:

  • Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;

  • Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;

  • Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm a khoản này;

  • Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm b khoản này mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.

Như vậy, tại khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định về chuyển nhượng thầu đã có sự thay đổi, thay vì quy định theo khung cứng như trước đây thì nay giao trách nhiệm cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát trong vấn đề này. 

10. Bổ sung trường hợp chỉ định thầu 

Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm một số trường hợp chỉ định thầu so với Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Trường hợp chỉ định thầu tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013:

  • Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

  • Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

  • Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

  • Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

  • Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

  • Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Trường hợp chỉ định thầu tại khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023:

  • Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, sự cố, thảm họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;

  • Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;

  • Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện để cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện; gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường;

  • Gói thầu cần thực hiện để bảo vệ bí mật nhà nước;

  • Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó hoặc từ hãng sản xuất, đại lý của hãng sản xuất do cần bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền với các trang thiết bị, máy móc, phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành của nhà thầu, hãng sản xuất mà không thể mua được từ nhà thầu khác, hãng sản xuất khác;

  • Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ, mua bản quyền chương trình phát sóng; gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay;

  • Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của phương án kiến trúc trúng tuyển khi tác giả đó có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; gói thầu thi công xây dựng, phục chế tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập quy hoạch xây dựng được chỉ định cho tác giả của ý tưởng hoặc đồ án quy hoạch xây dựng đã trúng tuyển thông qua thi tuyển;

  • Gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu tư vấn, rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công;

  • Gói thầu chỉ có duy nhất một nhà thầu thực hiện được trên thị trường do yêu cầu về giải pháp công nghệ;

  • Gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo nghị quyết của quốc hội khi quyết định chủ trương đầu tư dự án;

  • Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ; gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng; gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm;

  • Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.

  • Trường hợp cần điều chỉnh hạn mức quy định tại điểm này để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội xem xét, quyết định.

Như vậy, Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 đã luật hóa một số trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Quyết định 17/2019/QĐ-TTg với các gói thầu như sau:

  • Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay.

  • Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ, gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng.

  • Gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm.

11. Bổ sung gói thầu được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh

Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm một số gói thầu được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh so với khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Hình thức chào hàng cạnh tranh tại khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013:

  • Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

  • Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

  • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Hình thức chào hàng cạnh tranh tại Điều 24 Luật Đấu thầu 2023:

Theo Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 quy định về chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

  • Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

  • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

  • Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 24.

Như vậy, theo Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 những gói thầu cung cấp hàng hóa và xây lắp (gói thầu hỗn hợp) không quá 05 tỷ đồng đã phê duyệt sẽ được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh. 

12. Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu

Tại Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 có sửa đổi quy định về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu so với Điều 6 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo Điều 6 Luật Đấu thầu 2013:

1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

  • Chủ đầu tư, bên mời thầu;

  • Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

  • Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

  • Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

  • Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo Điều 6 Luật Đấu thầu 2023:

1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

  • Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, quản lý dự án, giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế;

  • Nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;

  • Nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển;

  • Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó hoặc là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đó.

2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và với các bên sau đây:

  • Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

  • Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhau.

4. Nhà thầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

  • Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của nhau;

  • Nhà thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;

  • Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

5. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

  • Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;

  • Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.

Như vậy, tại Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm quy định về việc:

  • Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với quản lý dự án, giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế.

  • Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế;

  • Đồng thời Luật hóa tiêu chí đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính của nhà thầu (hiện nay được quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

13. Bổ sung các thông tin yêu cầu cập nhật trên Hệ thống e-GP

Điều 7 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 bổ sung quy định cập nhật thông tin về lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời, bổ sung thêm các thông tin phải đăng tải khi lựa chọn nhà thầu so với Điều 8 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Thông tin về đấu thầu tại Điều 8 Luật Đấu thầu 2013:

1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:

  • Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

  • Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

  • Danh sách ngắn;

  • Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

  • Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

  • Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

  • Danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án có sử dụng đất;

  • Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;

  • Thông tin khác có liên quan.

2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 8 được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Thông tin về đấu thầu tại Điều 7 Luật Đấu thầu 2023:

1. Thông tin về lựa chọn nhà thầu bao gồm:

  • Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

  • Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

  • Thông báo mời thầu;

  • Danh sách ngắn;

  • Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);

  • Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;

  • Kết quả lựa chọn nhà thầu;

  • Thông tin chủ yếu của hợp đồng;

  • Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

  • Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;

  • Thông tin khác có liên quan.

2. Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

  • Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;

  • Thông báo mời quan tâm, hồ sơ mời quan tâm; kết quả mời quan tâm;

  • Thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);

  • Kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

  • Thông tin chủ yếu của hợp đồng;

  • Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

  • Thông tin khác có liên quan.

3. Các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trừ dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu có chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Như vậy, tại Điều 7 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định cập nhật thông tin về lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời, bổ sung thêm các thông tin phải đăng tải khi lựa chọn nhà thầu như: Thông tin dự án, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có), thông tin chủ yếu về hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu.

14. Bổ sung thêm vào nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 bổ sung thêm nội dung tùy chọn mua thêm (nếu có) đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu 2013 chưa có quy định này, cụ thể:

Tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023:

Tùy chọn mua thêm là khả năng chủ đầu tư mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng;

Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm;

Tùy chọn mua thêm được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện: nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; khối lượng mua thêm không vượt 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng; có dự toán được phê duyệt đối với khối lượng mua thêm; đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng; chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 cho phép tùy chọn mua thêm đến 30% khối lượng tương ứng trong hợp đồng khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

15. Điểm mới về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế

Căn cứ tại Điều 55 Luật Đấu thầu 2023 quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế có những điểm mới so với Điều 48 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể:

Quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế theo Điều 48 Luật Đấu thầu 2013:

1. Hình thức, phương thức, kế hoạch, quy trình lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế được thực hiện theo quy định tại các chương II, III và IV của Luật Đấu thầu 2013.

2. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc còn được thực hiện theo hình thức đàm phán giá. Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất; thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác.

3. Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu cung cấp từng mặt hàng thuốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu 2013;

  • Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cung cấp, bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế tại Điều 55 Luật Đấu thầu 2023:

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế theo một trong các cách thức sau đây:

  • Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị y tế để sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm đó theo yêu cầu của chủ đầu tư; nhà thầu không chuyển giao quyền sở hữu, chỉ chuyển giao quyền sử dụng thiết bị y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

  • Lựa chọn nhà thầu theo số lượng dịch vụ kỹ thuật:

    • Nhà thầu cung cấp cho chủ đầu tư hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện thay thế và các dịch vụ liên quan để vận hành thiết bị y tế theo số lượng dịch vụ kỹ thuật mà chủ đầu tư, bên mời thầu yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, không cung cấp nhân công vận hành thiết bị y tế.

    • Nhà thầu chỉ chuyển giao quyền sử dụng, không chuyển giao quyền sở hữu thiết bị y tế cho chủ đầu tư. Giá gói thầu và giá dự thầu được xác định trên cơ sở số lượng dịch vụ kỹ thuật dự kiến. Thời gian thực hiện hợp đồng không quá 05 năm;

  • Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp thiết bị y tế, hóa chất, vật tư xét nghiệm: Nhà thầu chuyển giao quyền sở hữu thiết bị y tế và hóa chất, vật tư xét nghiệm cho chủ đầu tư kể từ khi hợp đồng giữa các bên có hiệu lực;

  • Lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

  • Lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm để vận hành thiết bị y tế đã có;

  • Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

2. Đối với việc mua thuốc không thuộc danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

3. Trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân không chọn áp dụng quy định của Luật Đấu thầu 2023 đối với mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó chỉ được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế theo đúng giá mặt hàng thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế theo đơn giá đã trúng thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên cùng địa bàn; nếu không có giá trúng thầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên cùng địa bàn thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, so với trước đây Điều 48 Luật Đấu thầu 2013 quy định khái quát về nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế thì tại Điều 55 Luật Đấu thầu 2023 bổ sung một số quy định mới đáng chú ý nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế. Điểm nổi bật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế đó là các cơ sở y tế công lập tự quyết định mua thuốc ngoài danh mục thuốc chi trả của bảo hiểm y tế, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ.

16. Quy định về việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu 

Một số quy định mới về việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu được bổ sung tại Điều 86 Luật Đấu thầu 2023 so với Điều 87 Luật Đấu thầu 2013, cụ thể: 

Quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu theo Điều 87 Luật Đấu thầu 2013:

1. Thanh tra hoạt động đấu thầu:

  • Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật đấu thầu 2013;

  • Thanh tra hoạt động đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:

  • Kiểm tra hoạt động đấu thầu bao gồm: kiểm tra việc ban hành văn bản hướng dẫn về đấu thầu của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; kiểm tra đào tạo về đấu thầu; kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu;

  • Kiểm tra về đấu thầu được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

3. Giám sát hoạt động đấu thầu:

Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có thẩm quyền nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu 2013.

Quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu theo Điều 86 Luật Đấu thầu 2023:

1. Thanh tra hoạt động đấu thầu:

  • Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật đấu thầu 2023;

  • Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:

  • Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;

  • Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các hoạt động sau: việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu; việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; việc quản lý và thực hiện hợp đồng; các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu;

  • Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra trực tiếp hoặc qua báo cáo bằng văn bản;

  • Trình tự, thủ tục kiểm tra: chuẩn bị kiểm tra; tổ chức kiểm tra; kết luận kiểm tra; theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra.

3. Giám sát hoạt động đấu thầu:

  • Người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thực hiện công tác giám sát hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023 và pháp luật có liên quan;

  • Hoạt động đấu thầu được giám sát bởi cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng;

  • Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm trên địa bàn, lĩnh vực quản lý;

  • Người có thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý;

  • Giám sát hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các nội dung sau: hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền: chuẩn bị giám sát; thực hiện giám sát; báo cáo kết quả giám sát.

Như vậy, tại Điều 86 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm một số quy định mới về việc kiểm tra hoạt động đấu thầu và giám sát hoạt động đấu thầu, nhằm đảm bảo công tác đấu thầu được minh bạch, công bằng.

17. Đấu thầu qua mạng được áp dụng với tất cả các gói thầu từ năm 2025

Theo điểm b khoản 1 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023: "Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50." (Luật Đấu thầu 2013 chưa quy định điều này).

Bài viết trên của DauThau.info đã chia sẻ đến quý doanh nghiệp những điểm mới của Luật Đấu thầu 2023 so với Luật Đấu thầu 2013. Hi vọng, những thông tin trên sẽ giúp cho quý doanh nghiệp nắm được điểm khác biệt của Luật Đấu thầu mới nhất 2023.

Nếu có những tình huống đấu thầu cần giải đáp hoặc cần mua các gói phần mềm “săn” tin thầu nhanh chóng và dễ dàng, hãy liên hệ ngay với DauThau.info qua:

Tác giả: Hồ Thị Linh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

AI Tư Vấn Đấu Thầu
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây