Thông tin liên hệ
- 0904.634.288, 024.8888.4288
- [email protected]
- Facebook Fanpage: http://fb.com/dauthau.info
- Messenger: http://m.me/dauthau.info
Nhà thầu phụ là những nhà thầu không trực tiếp tham gia đấu thầu, tham dự thầu nhưng lại thực hiện một phần gói thầu dựa trên cơ sở nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính.
Ngoài ra, theo khoản 36 Điều 4 của Luật Đấu thầu 2013 có định nghĩa rõ ràng như sau: Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Như vậy, có thể hiểu nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính.
Sau đây là một số nguyên tắc về nhà thầu phụ cần nắm, cụ thể:
Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu tại điều kiện cụ thể để thực hiện một phần công việc nêu trong hồ sơ dự thầu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã được nêu tại điều kiện cụ thể chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư chấp thuận.
Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện không được vượt quá tỷ lệ phần trăm theo giá hợp đồng nêu tại điều kiện cụ thể.
Nhà thầu không được sử dụng thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu.
Hợp đồng thầu phụ là gì? Hợp đồng thầu phụ được hiểu là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. Khái niệm này được quy định rõ ràng tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.
Hiểu đơn giản, hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ nhằm đạt được thỏa thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu.
Hợp đồng thầu phụ chính là cơ sở được dùng để xác định phạm vi công việc, tỷ lệ công việc mà nhà thầu phụ tham gia, giúp xác định quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ và nhà thầu chính trong việc thực hiện gói thầu.
Bên cạnh đó, hợp đồng thầu phụ còn là căn cứ để ghi nhận sự thỏa thuận và là căn cứ xác lập mối quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Do đó, tất cả nội dung có trong hợp đồng về nhà thầu phụ phải đáp ứng được tính thống nhất, đồng bộ với hợp đồng mà nhà thầu chính đã ký kết với chủ đầu tư của dự án.
Hiện tại chưa có một văn bản pháp lý nào quy định % quy định giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ trong quá trình thực hiện công việc là bao nhiêu. Tuy nhiên, nhà thầu chính không được phép giao 100% công việc cho nhà thầu phụ thực hiện, phần trăm bao nhiêu còn phụ thuộc vào quy định nhà thầu phụ trong hồ sơ mời thầu từng gói thầu cụ thể và sự thỏa thuận của hai bên.
Toàn bộ trách nhiệm về chất lượng công trình, tiến độ thi công, an toàn lao động, môi trường,... đều do nhà thầu chính đảm nhận. Do đó, nhà thầu chính cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định phần trăm khối lượng công việc mà nhà thầu phụ thực hiện sao cho phù hợp.
Làm thế nào để lựa chọn được nhà thầu phụ phù hợp với gói thầu doanh nghiệp đang triển khai? Dưới đây là những tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu phụ, cụ thể:
Địa điểm hoạt động của nhà thầu phụ
Số lượng thiết bị, máy móc có thể đáp ứng được yêu cầu của gói thầu
Khả năng tài chính của nhà thầu phụ có phù hợp để thực hiện công việc
Năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm
Tần suất thực hiện dự án bị lỗi hoặc không hoàn thành đúng tiến độ của nhà thầu phụ
Nhà thầu phụ được đánh giá như thế nào trong ngành
Vậy quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ bao gồm những công việc gì? Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ như sau:
1. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định như sau:
Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.
Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.
Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
2. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định
Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.
Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, thì các bên hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ.
Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.
3. Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Nhà thầu phụ có tất cả các quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu theo quy định của Nghị định 37/2015/NĐ-CP và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của DauThau.info về nhà thầu phụ là gì và quy định về hợp đồng thầu phụ. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp quý nhà thầu hiểu rõ hơn những thông tin liên quan đến nhà thầu phụ.
Nếu có thắc mắc cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với DauThau.info qua:
Tác giả: Hồ Thị Linh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nếu Bạn chưa có tài khoản thành viên, hãy đăng ký.Bạn có thể sử dụng tài khoản ở DauThau.info để đăng nhập trên DauThau.Net và ngược lại!
Việc này chỉ mất 5 phút và hoàn toàn miễn phí! Tài khoản này của bạn có thể sử dụng chung ở tất cả hệ thống của chúng tôi, bao gồm DauThau.info và DauThau.Net
"Người ít hiểu biết về bản chất con người tới nỗi muốn đi tìm hạnh phúc bằng cách thay đổi bất cứ thứ gì khác ngoài tâm tính của chính mình sẽ chỉ phí hoài cuộc đời trong những nỗ lực vô vọng. "
Samuel Johnson
Sự kiện ngoài nước: Tại phiên họp lần thứ 32 của đại hội đồng Liên...