Nhà thầu xây dựng là gì? Các loại nhà thầu trong xây dựng

Thứ sáu, 30 Tháng Năm 2025 8:23 SA
Nhà thầu xây dựng là gì? Bài viết dưới đây, DauThau.info sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm, phân loại nhà thầu xây dựng theo quy định pháp luật, quy trình đấu thầu xây dựng cùng các tiêu chuẩn đánh giá và mẫu hợp đồng thầu phụ phổ biến hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo!
Nhà thầu xây dựng là gì? Các loại nhà thầu trong xây dựng
Nhà thầu xây dựng là gì? Các loại nhà thầu trong xây dựng

Nhà thầu xây dựng là gì? Có phải là thầu xây dựng?

Theo quy định tại khoản 28 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, nhà thầu xây dựng (nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng) được hiểu như sau:

28. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Hay nói cách khác, nhà thầu xây dựng là tổ chức hoặc cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc xây dựng theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư/bên mời thầu. 

Vậy nhà thầu xây dựng có phải là thầu xây dựng?

Trong thực tế, “thầu xây dựng” là cách gọi ngắn gọn và thông dụng của “nhà thầu xây dựng”, 2 khái niệm này về cơ bản đồng nghĩa, chỉ khác nhau về cách diễn đạt.

Nhà thầu xây dựng tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, “nhà thầu xây dựng” thường được gọi là “construction contractor”. Đây là một thuật ngữ phổ biến, dùng để chỉ những nhà thầu chuyên thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng công trình.

Tùy ngữ cảnh,  ạn có thể chọn các thuật ngữ liên quan khác như:

  • General contractor: Nhà thầu chính, tổng thầu xây dựng.
  • Subcontractor: Nhà thầu phụ.

Nhưng "construction contractor" là cách gọi chung và phù hợp nhất.

Dưới đây là một đoạn văn cụ thể sử dụng cụm từ "construction contractor" trong tiếng Anh:

“Before starting the project, the company hired a reputable construction contractor to handle the design and construction of the new office building. The contractor was responsible for managing all on-site activities, ensuring safety standards were met, and completing the project on time and within budget”

(Tạm dịch: Trước khi bắt đầu dự án, công ty đã thuê một nhà thầu xây dựng có uy tín để đảm nhận việc thiết kế và thi công tòa nhà văn phòng mới. Nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động tại công trường, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và hoàn thành dự án đúng thời hạn cũng như trong phạm vi ngân sách).

Các loại nhà thầu trong xây dựng 

Hiện nay, nhà thầu xây dựng được chia thành 2 loại:

Nhà thầu (chính): là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ đầu tư và đứng ra bao thầu công trình.

Nhà thầu phụ: là đơn vị thi công những gói thầu nhỏ lẻ (như xây thô, thang máy, hầm để xe, điện nước…) theo hợp đồng ký với nhà thầu (chính).

Phân loại nhà thầu xây dựng
Phân loại nhà thầu xây dựng

Ngoài ra, còn có một số loại nhà thầu xây dựng khác có thể kể đến như:

  • Nhà thầu phụ đặc biệt: đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc quan trọng của công trình. Tùy vào quy mô của công trình xây dựng mà nhà thầu chính có thể quyết định thuê nhà thầu phụ đặc biệt hoặc không.
  • Nhà thầu nước ngoài: là những cá nhân hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài. Tổ chức hoặc cá nhân này cũng mang quốc tịch nước ngoài và tham gia dự thầu ở Việt Nam.
  • Nhà thầu trong nước: Là tổ chức hoặc cá nhân thành lập dựa theo pháp luật Việt Nam tham gia dự thầu xây dựng.

Dưới đây là bảng so sánh các loại nhà thầu xây dựng để bạn dễ dàng hình dung hơn:

Tiêu chí

Nhà thầu (chính)

Nhà thầu phụ

Nhà thầu phụ đặc biệt

Nhà thầu nước ngoài

Nhà thầu trong nước

Định nghĩa

Cá nhân/tổ chức (hoặc liên danh) trực tiếp tham dự thầu và thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu

Cá nhân/tổ chức ký hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc

Nhà thầu phụ thực hiện phần việc quan trọng, được đề xuất và đánh giá về năng lực trong hồ sơ dự thầu

Tổ chức/cá nhân nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam

Tổ chức/cá nhân Việt Nam tham dự thầu

Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ trước chủ đầu tư

Chịu trách nhiệm phần việc được giao bởi nhà thầu chính

Chịu trách nhiệm phần việc quan trọng được đề xuất trong hồ sơ dự thầu

Chịu trách nhiệm trực tiếp nếu được lựa chọn

Chịu trách nhiệm trực tiếp nếu được lựa chọn

Tham dự thầu độc lập

Có thể

Không

Không

Có thể

Có thể

Yêu cầu năng lực & kinh nghiệm

Phải đáp ứng đầy đủ theo hồ sơ mời thầu

Không yêu cầu công khai nhưng nhà thầu chính phải quản lý năng lực

Phải đáp ứng năng lực và kinh nghiệm nêu trong yêu cầu của hồ sơ mời thầu đối với nhà thầu phụ đặc biệt

Phải đáp ứng theo quy định và cần thủ tục đăng ký hoạt động tại Việt Nam

Phải đáp ứng theo quy định của pháp luật Việt Nam

Vai trò trong thực hiện hợp đồng

Chủ trì thực hiện hợp đồng

Thực hiện một phần công việc theo hợp đồng phụ

Thực hiện phần việc đặc biệt trong hợp đồng

Tham gia thầu và thực hiện hợp đồng như nhà thầu chính

Tham gia thầu và thực hiện hợp đồng như nhà thầu chính

Quy trình đấu thầu xây dựng mới nhất hiện nay

Quy trình đấu thầu xây dựng mới nhất hiện nay bao gồm các bước cơ bản từ việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, xây dựng hồ sơ mời thầu, chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho đến bước đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng - tất cả đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành. 

DauThau.info đã có chia sẻ về Quy trình đấu thầu gói xây dựng, bạn có thể tham khảo! 

Mẫu hợp đồng thầu phụ trong xây dựng

Mẫu hợp đồng thầu phụ thi công chưa được quy định cụ thể ở bất kỳ văn bản pháp luật nào, tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trong hoạt động đấu thầu, DauThau.info tổng hợp mẫu hợp đồng thầu phụ trong xây dựng, bạn có thể tham khảo.

hợp đồng thầu phụ thi công
Mẫu hợp đồng thầu phụ thi công

Tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu xây dựng

Tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu xây dựng là tập hợp các tiêu chí được sử dụng trong quá trình lựa chọn nhà thầu nhằm đảm bảo đơn vị trúng thầu có đủ năng lực thực hiện gói thầu đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Một số tiêu chuẩn để đánh giá nhà thầu xây dựng bao gồm:

  • Tiêu chuẩn đánh giá năng lực kinh nghiệm 
  • Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

XEM CHI TIẾT: Tiêu chuẩn đánh giá đối với gói thầu xây lắp

Lời kết

Nhà thầu xây dựng đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động đầu tư xây dựng. Việc hiểu rõ khái niệm, phân loại cũng như nắm bắt quy trình đấu thầu và các tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu xây dựng là điều cần thiết, không chỉ giúp các nhà thầu nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn hỗ trợ các chủ đầu tư lựa chọn được đơn vị uy tín, đảm bảo hiệu quả cho dự án. 

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị tốt hơn trong quá trình tham gia đấu thầu xây dựng

Trường hợp cần được hỗ trợ cung cấp các giải pháp phần mềm liên quan đến lĩnh vực đấu thầu hoặc tư vấn liên quan đến tình huống đấu thầu, vui lòng liên hệ:

 Tags: nhà thầu
QC LuatVietnam giua trang
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây